Tiềm kiếm

Monday, May 14, 2007

Phương pháp Thử Và Sai (Trial And Error Method)

[27/12/2004 - Tác giả: God - TrizVietnam.com - Câu lạc bộ học viên Phương Pháp Luận Sáng Tạo]

Khi gặp bài toán, việc đầu tiên người giải cần làm là “tiếp thu” bài toán nhằm “hiểu” nội dung, yêu cầu của bài toán. Trên cơ sở “hiểu” bài toán, người giải xử lý các dữ kiện, đi tìm các mối liên hệ có thể có và đưa ra ý tưởng tiếp cận bài toán. Nghiên cứu và làm các thí nghiệm về quá trình sáng tạo, các nhà tâm lý nhận thấy : nói chung, người giải trong các tình huống vấn đề không có cách nào suy nghĩ có hiệu quả cả, việc tìm lời giải thường diễn ra một cách mò mẫm - ""Thử"" và ""Sai"" "

Hình 1 là s
ơ đồ khối, minh hoạ quá trình suy nghĩ giải bài toán. Khi gặp bài toán, việc đầu tiên người giải cần làm là “tiếp thu” bài toán nhằm “hiểu” nội dung, yêu cầu của bài toán. Trên cơ sởhiểu” bài toán, người giải xử lý các dữ kiện, đi tìm các mối liên hệ có thể có và đưa ra ý tưởng tiếp cận bài toán. Tiếp theo, các ý tưởng này được thực hiện thử và được cố gắng phát triển thành các phương án ( các phép thử ), có khả năng đi đến lời giải ( LG ). Nếu các phép thử này sai, người giải phải quay trở lại bài toán để thêm một lần nữa lặp lại quá trình vừa nêu. Trong quá trình giải bài toán , người giải có thể phải tìm thêm sự trợ giúp hoặc thông tin từ bên ngoài (môi trường bên ngoài ). Các khối kể trên đều bị “trí nhớ” chi phối và điều khiển. Trí nhớ phản ánh kiến thức, kinh nghiệm, thói quen, cách nhìn, kỹ năng, phong cách,.. mà người giải thu được trong suốt cuộc đời cho đến thời điểm giải bài toán cho trước. Mặt khác, sau khi giải mỗi bài toán , trí nhớ được bổ sung thêm những cái mới do vừa giải xong bài toán mà có. Cho nên mối quan hệ giữa khối trí nhớ và những khối khác là mối quan hệ hai chiều. Trong trí nhớ có các quá trình sau : ghi nhớ, lưu trữ, tái hiện, quên.

Nghiên c
ứu và làm các thí nghiệm về quá trình sáng tạo, các nhà tâm lý nhận thấy : nói chung, người giải trong các tình huống vấn đề không có cách nào suy nghĩ có hiệu quả cả, việc tìm lời giải thường diễn ra một cách mò mẫm. Thông thường, khi nhận được bài toán, người giải hiểu nó không thật kỹ. Dựa trên sự liên tưởng, liên quan chủ yếu đến những dữ kiện có phần tương tự như những bài toán đã giải trước đó ( mặc dù sự tương tự này khá hình thức), người giải áp dụng các ý tưởng sẵn có trong trí nhớ hoặc cách tiếp cận, cách giải quen thuộc. Người giải đưa ra các phép ""thử"" đầu tiên. Sau khi phát hiện ra những phép thử đó “sai”, người giải quay trở lại với đầu bài toán để cố gắng hiểu bài toán đúng hơn, đưa ra và tiến hành các phép thử khác. Kiến thức và kinh nghiệm riêng của người giải luôn có khuynh hướng đưa người giải đi theo con đường mòn, đã hình thành trước đó. Các phép “thử” lại tiếp tục “sai”, người giải mất tự tin dần và các phép thử mới trở nên lộn xộn. Nhiều khi, chúng được đưa ra dựa trên những gợi ý không ăn nhập gì với bài toán cho trước cả. Nếu các phép “thử” này vẫn “sai” thì người giải hoang mang thật sự và tiến hành các phép ""thử"" tiếp theo rất hú hoạ, với việc đặt ra các câu hỏi đại loại như : “ Nếu ta làm thế này thì sao ?”, Nếu ta làm thế kia thì sao ?”, và rất mong có linh tính nào đó xuất hiện, mách bảo ý tưởng giải bài toán. Khi số phép ""thử"" trở nên quá nhiều mà bài toán vẫn không giải ra thì người giải cho rằng bài toán không đủ dữ kiện để giải hoặc kiến thức của mình còn thiếu, cần tìm sự trợ giúp từ bên ngoài, dần dần, không còn tập trung chú ý để giải nữa. Thường thường để giải bài toán phải tốn khá nhiều phép ""thử - sai"", để cuối cùng may mắn có một phép ""thử"" cho lời giải đúng. Mặc dù giải được bài toán, người giải thường không giải thích và lý lẽ hoá được quá trình giải nói chung và từng bước giải nói riêng một cách chặt chẽ.

Hình 2 là mô
̣t cách khác minh hoạ phương pháp thử và sai. Trên thực tế, số các mũi tên diễn tả các phép ""thử"" còn lớn hơn nhiều. Mặc khác, các mũi tên không phân tán đều theo các hướng mà thường nằm dày hơn ở phía ngược với lời giải. Điều này phản ánh tính ì tâm lý, cản trở sự sáng tạo và ký hiệu bằng mũi tên đậm – vectơ ì ( VI ).

Các nh
ược điểm của phương pháp thử và sai

1. Số phép th
ử và sai nhiều nên lảng phí nhiều trí lực, sức lực, phương tiện vật chất, thời gian và có thể là cả sinh mạng con người.

2. Không có c
ơ chế định hướng tư duy một cách khách quan về phía lời giải.

3. S
ự tồn tại của tính ì tâm lý cùng tác hại của nó.

4. Tuy các phép th
ử nhiều nhưng không bao quát được hết các phép thử có thể có đối với bài toán cho trước một cách khách quan.

5. Các phép th
ử, nhiều khi, không làm đến tận cùng vì nhận định ""sai"" có thể mang tính chủ quan, mặc dù nếu phát triển tiếp, có thể đi đến lời giải đúng.

6. Đối v
ới các bài toán lạ, không thuộc chuyên môn của mình, người giải có thể không biết cách đưa ra các phép thử.

Ngoài ra còn gă
̣p những nhược điểm sau đây ở người giải :

1. Chỉ giải bài toán khi có nhu cầu cấp bách, không gia
̉i không được, còn bình thường thì chấp nhận, chịu đựng.

2. Không chu
̉ động tìm bài toán hoặc không dự báo các bài toán mới, có thể có trong tưong lai để có được lời giải kịp thời.

3. Chi
̉ quan tâm tìm ra lời giải, đáp số mà không quan tâm đến quá trình, phương pháp giải, lý lẽ hoá các bước giải, rút kinh nghiệm giải bài toán cho trước để giảicác bài toán khác.

4. Không nghĩ tiếp đến nh
ững hậu quả có thể có, do lời giải bài toán cho trước mang lại.

5. Không phát triê
̉n bài toán cho trước thành các bài toán, đề tài nghiên cứu mới, thậm chí không đi tìm những cách giải khác của bài toán cho trước.

6. Chỉ giải các bài toán thuô
̣c chuyên môn của mình, trong đó có hiện tượng chỉ quan tâm đến những thông tin liên quan đến chuyên môn hẹp.

7. Không có nh
ững tiêu chuẩn khách quan để đánh giá đúng những ý tưởng mới.

(Trích giáo trình s
ơ cp PPLST, Phan Dũng )

No comments: