Tiềm kiếm

Monday, May 21, 2007

Giản đồ ý


Giản đồ ý dạng đơn giản về các câu hỏi của một sự kiện

Giản đồ ý (Mindmap) là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận hình ảnh của bộ não. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ phân nhánh. Khác với máy tính, ngoài khả năng ghi nhớ kiểu tuyến tính (ghi nhớ theo 1 trình tự nhất định chẳng hạn như trình tự biến cố xuất hiện của 1 câu truyện) thì não bộ còn có khả năng liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau. Phương pháp này khai thác cả hai khả năng này của bộ não.

Phương pháp này có lẽ đã được nhiều người Việt biết đến nhưng nó chưa bao giờ được hệ thống hóa và được nghiên cứu kĩ lưỡng và phổ biến chính thức trong nước mà chỉ được dùng tản mạn trong giới sinh viên học sinh trước các mùa thi.

Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn.

Vận dụng của giản đồ ý

  • Ghi nhớ chi tiết cấu trúc đối tượng hay sự kiện mà chúng chứa các mối liên hệ phức tạp hay chằng chéo.
  • Tổng kết dữ liệu.
  • Hợp nhất thông tin từ các nguồn nghiên cứu khác nhau.
  • Động não về một vấn đề phức tạp.
  • Trình bày thông tin để chỉ ra cấu trúc của toàn bộ đối tượng.
  • Ghi chép (bài giảng, phóng sự, sự kiện...).
  • Khuyến khích làm giảm sự miêu tả của mỗi ý mỗi khái niệm xuống thành một từ (hay từ kép).
  • Toàn bộ ý của giản đồ có thể "nhìn thấy" và nhớ bởi trí nhớ hình ảnh - Loại trí nhớ gần như tuyệt hảo.
  • Sáng tạo các bài viết và các bài tường thuật.
  • Là phương tiện cho học tập hay tìm hiểu sự kiện.

Với giản đồ ý, người ta có thể tìm ra gần như vô hạn số lượng các ý tưởng và cùng một lúc sắp xếp lại các ý đó bên cạnh những ý có liên hệ. Điều này biến phương pháp này trở thành công cụ mạnh để soạn các bài viết và tường thuật, khi mà những ý kiến cần phải được ghi nhanh xuống. Sau đó tùy theo các từ khóa (ý chính) thì các câu hay đoạn văn sẽ được triển khai rộng ra.

Một thí dụ điển hình là việc đọc sách nghiên cứu khoa học, thay vì chỉ đơn thuần đọc, dùng giản đồ ý trong khi đọc mỗi lần nảy ra được vài ý hay hoặc ý quan trọng thì chỉ thêm chúng vào đúng vị trí trong cái giản đồ.

Sau khi đọc xong cuốn sách thì người đọc sẽ có được một trang giấy tổng kết tất cả những điểm hay và mấu chốt của cuốc sách đó. Có thể thêm thắt vào nhiều ý tưởng nghĩ ra trong lúc đọc. Điều này sẽ làm tăng chất lượng hấp thụ kiến thức từ cuốn sách.

Nếu muốn nắm thật tường tận các dữ liệu đọc được thì chỉ việc tiến hành vẽ lại cái giản đồ ý này bằng trí nhớ vài lần.

Lịch sử

Phương pháp này được phát triển vào cuối thập niên 60 (của thế kỉ 20) bởi Tony Buzan như là một cách để giúp học sinh "ghi lại bài giảng" mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh. Cách ghi chép này sẽ nhanh hơn, dễ nhớ và dễ ôn tập hơn.

Đến giữa thập niên 70 Peter Russell đã làm việc chung với Tony và họ đã truyền bá kĩ xảo về giản đồ ý cho nhiều cơ quan quốc tế cũng như các học viện giáo dục

Ưu điểm

So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp giản đồ ý có những điểm vượt trội như sau:

  • Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
  • Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
  • Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác.
  • Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
  • Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ.
  • Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
  • Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
  • Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính.

Phương thức tiến hành

Giản đồ ý gợi nhớ về vai trò của hệ thống I/OBUS trong máy tính

Cách điển hình

  • Viết hay vẽ đề tài của đối tượng xuống giữa trang giấy và vẽ một vòng bao bọc nó. Việc sử dụng màu sẽ nâng cao chất lượng và vận tốc ghi nhớ. Nếu viết chữ thì hãy cô đọng nó thành một từ khóa chính (danh từ kép chẳng hạn).
  • Đối với mỗi ý quan trọng, vẽ một đường (hay một đường có mũi tên ở đầu tùy theo quan hệ từ đối tượng trung tâm đối với ý phụ bên ngoài) đường phân nhánh xuất phát từ hình trung tâm (xem hình ví dụ) và nối với một ý phụ.
  • Từ mỗi ý quan trọng, lại vẽ các phân nhánh mới các ý phụ bổ xung cho ý đó.
  • Từ các ý phụ này lại, mở ra các phân nhánh chi tiết cho mỗi ý.
  • Tiếp tục vẽ hình phân nhánh các ý cho đến khi đạt được giản đồ chi tiết nhất (hình rễ cây mà gốc chính là đề tài đang làm việc).

Lưu ý: Khi tiến hành một giản đồ ý nên:

  • Sử dụng hình ảnh minh hoạ nếu có thể thay cho chữ viết cho mỗi ý.
  • Mỗi ý, nếu không thể dùng hình phải rút xuống tối đa thành một từ khóa ngắn gọn.
  • Tư tưởng nên được để tự do tối đa. Bạn có thể nảy sinh ý tuởng nhanh hơn là khi viết ra.

Nhóm nghiên cứu

Một nhóm có thể làm việc chung và lập nên 1 giản đồ ý bởi các bước sau:

  • Mỗi cá nhân vẽ các giản đồ ý về những gì đã biết được về đối tượng.
  • Kết hợp với các cá nhân để thành lập một giản đồ ý chung về các yếu tố đã biết.
  • Quyết định xem nên nghiên cứu và học tập những gì dựa vào cái giản đồ này của nhóm.
  • Mỗi người tự nghiên cứu thêm về đề tài, tùy theo yêu cầu mà tất cả chú tâm vào cùng 1 lãnh vực để đào sâu thêm hay chia ra mỗi người 1 lãnh vực để đẩy nhanh hơn quá trình làm việc. Mỗi người tự hoàn tất trở lại giản đồ ý của mình.
  • Kết hợp lần nữa để tạo thành giản đồ ý của cả nhóm.

Diễn thuyết

Dùng giản đồ ý bao gồm toàn bộ các ghi chép sẽ có nhiều tiện lợi so với các kiểu ghi chép khác là vì:

  • Súc tích: chỉ cần 1 trang giấy duy nhất
  • Không phải "đọc lại" -- Mỗi ý kiến đã dược thu gọn trong một từ khóa hay hình, bạn sẽ không phải đọc theo những gì đã soạn thành bài văn soạn sẵn.
  • Linh Hoạt: Nếu như có người đặt câu hỏi bạn có thể tìm ngay ra vị trí liên hệ của câu hỏi với giản đồ ý. Như vậy, người diễn thuyết sẽ không bị lạc khi tìm cho ra chỗ mà câu trả lời cần đến.

Việc dùng kí hiệu hay biểu tượng và màu sắc qua hình vẽ

  • Các kí hiệu hay biểu tượng qua hình vẽ sẽ giản đồ sống động hơn.
  • Dùng các loại hình mũi tên khác nhau để chỉ ra chiều hướng và kiểu liên hệ giữa các ý.
  • Các kí tự đặc biệt như ! ? {} & * | © ® " $ ' @ sẽ tăng "chất lượng cô đọng của ý và làm rõ nghĩa cho giản đồ.
  • Dùng nhiều hình vẽ kiểu "logo" để hình tượng hóa các ý và giúp biểu thị các kiểu lời giải.
  • Biểu thị các đặc tính kĩ thuật bằng các hình biểu tượng (Thí dụ khi muốn dùng phương pháp hóa học thì ta vẽ 1 cái ống nghiệm, phương pháp cơ khí thì dùng hình búa kềm, sinh học thì vẽ cây, ...)
  • Sử dụng nhiều màu sắc sẽ giúp nhớ dễ hơn

Wednesday, May 16, 2007

Luyện Công với ô 9x9
Mức độ tăng hơn 1 chút nhưng chưa là cao thủ được

Đây là ô số 9x9. Bây giờ trong mỗi cột, hàng và miền con phải chứa các số từ 1 đến 9 (mỗi số chỉ xuất hiện một lần).

Begin with simple techniques.
Khi bạn đang giải một ô số Sudoku lớn, hãy bắt đầu theo cùng một cách : tìm các “bộ ba”. Hãy nhìn vào các con số 5 màu vàng. Miền 3x3 ở dưới cùng bên phải chỉ có một ô chắc chắn chứa số 5.

Giờ hãy nhìn vào các số 6 màu cam. Trong miền 3x3 ở dưới cùng bên phải, số 6 phải nằm ở hàng giữa, ở một trong hai vị trí. Nhưng nếu bạn nhìn lên, bạn sẽ thấy đã có một số 6 ở cột bên trái (tô sáng màu xanh), cho nên bạn phải điền số 6 vào ô bên phải.





Đôi khi bạn không biết.
Đôi khi bạn không biết đích xác phải điền số vào ô nào và cần phải có thêm manh mối. Đừng đoán mò! Bạn sẽ sa vào một mớ boòng boong nếu hành động như vậy !

Nếu bạn không biết đích xác về vị trí của một con số, hãy tìm thêm manh mối.

Việc ghi chú sẽ có ích cho bạn. Hãy dùng một cây viết chì để ghi ra các con số be bé mà bạn có thể tẩy xóa đi sau này. Trong trường hợp của chúng ta, bạn nhìn vào bộ ba các con số 7 là sẽ nhận ran ngay rằng một trong hai ô tô sáng trong miền 3x3 bên dưới phải chứa số 7. Bạn sẽ thực hiện thao tác này nhiều hơn khi đề sudoku khó hơn!


Một kỹ thuật khác another technique.
Một kỹ thuật khác mà bạn có thể sử dụng là nhìn vào một ô và thử xác định những con số nào có thể điền vào đó bằng cách loại bỏ những khả năng khác.

Hãy nhớ rằng các đề Sudoku đều khác nhau và đừng nản chí nếu chẳng may bạn bị bí một đề nào đó. Nếu bạn nghỉ một lúc rồi trở lại, có khi bạn sẽ thấy một manh mối mà trước đó bạn đã bỏ sót! Trong lúc tạm nghỉ đó, hãy giải một đề khác nếu bạn muốn.



Trước hết, hãy chơi vui và rủ bạn bè, gia đình của bạn cùng chơi Sudoku.
Trích bài viết của anh Kì Phương. Nâng cao trình độ phải đọc bài này thôi.

Giải một bài sudoku cấp độ khó :
  1. Lần này ta thử giải một bài khó xem.
  2. Lấy bài sudoku trực tuyến cao thủ số 445 làm mẫu nhé.
  3. Đề bài hãy xem hình minh hoạ bên dưới.
  1. Bắt đầu giải.
  2. Trước hết hãy áp dụng kỹ thuật (1) "ô đơn hiện" hay còn gọi là "ứng viên đơn độc".
  3. Các bạn có nhận thấy là ô C3 chỉ có thể nhận được duy nhất số 6.
  4. Tương tự như vậy đối với ô C7 chỉ nhận duy nhất số 7.
  5. Còn chờ gì nữa mà không điền số 6 vào C3 và số 7 vào C7.
  6. Tiếp đó, nếu áp dụng kỹ thuật (1), ta sẽ không tìm thêm được ô nào có chứa duy nhất 1 số để điền vào, và ta phải áp dụng các kỹ thuật khác.
  1. (Các bạn có nhận thấy ở hình này số 6 trong ô C3 và số 7 trong ô C7 đã có cỡ chữ lớn hơn so với hình cũ hay không? Đó là theo nguyên tắc khi chưa xác định được chính xác số nào trong ô nào thì tạm ghi số vào ô với cỡ chữ nhỏ, còn sau khi đã xác định rõ ràng chỉ duy nhất 1 số nào đó ở trong ô thì viết lại số đó vào ô với cỡ chữ to hơn).
  2. Hãy nhìn 2 con số 3 ở ô F8 và G9. Áp dụng kỹ thuật (2) "ô đơn ẩn", ta thấy ô A7 phải chứa số 3.
  3. Hãy nhìn 2 con số 5 ở ô D2 và I1. Áp dụng kỹ thuật (2) "ô đơn ẩn", ta thấy ô A3 phải chứa số 5.
  4. Hãy nhìn 2 con số 6 ở ô D8 và H7. Áp dụng kỹ thuật (2) "ô đơn ẩn", ta thấy ô B9 phải chứa số 6.
  5. Hãy nhìn 4 con số 5 ở ô D2, E6, C9, G8. Áp dụng kỹ thuật (2), ta thấy ô F7 phải chứa số 5.
  6. Hãy nhìn 4 con số 4 ở ô A1, G2, F5, E9. Áp dụng kỹ thuật (2), ta thấy ô D3 phải chứa số 4.
  7. Hãy nhìn 4 con số 6 ở ô E1, C3, G5, H7. Áp dụng kỹ thuật (2), ta thấy ô I2 phải chứa số 6. (thực ra không cần sử dụng đến số 6 trong ô G5).
  8. Và chắc các bạn không quên viết lại các số vừa tìm ra với cỡ chữ to lên chứ!
  1. Trong tất cả các ô trống còn lại, bạn có thể điền các ứng viên (các số có thể có trong ô) vào. Hãy xem hình trên.
  2. Đến đây kỹ thuật (1) "ô đơn hiện hoặc ứng viên đơn độc" không giúp được gì. Kỹ thuật (2) "ô đơn ẩn" cũng không phát huy tác dụng.
  3. Kỹ thuật (3) "tương tác giữa khối và hàng" (với khối A7..C9 và hàng 8) sẽ cho phép loại bỏ số 9 trong ô E8 và số 1 trong các ô E8, H8, I8.
  4. Kỹ thuật (4) "tương tác giữa các khối" (với các khối A1..C3 và khối G1..I3) sẽ cho phép loại bỏ số 9 trong các ô D1, D3, E2. Có thể áp dụng một kỹ thuật khác để loại bỏ các số 1, 9 trong ô E8 và 2 số 1 trong ô H8, I8.
  5. Đó là kỹ thuật (5) "tập hợp con hiện". Hãy nhìn hàng 8 còn 5 ô cần phải giải quyết, trong đó 2 ô A8 và B8 đều chứa và chỉ chứa 2 số 1, 9; cho nên 2 số 1 và 9 nhất định chỉ nằm trong 2 ô này và kỹ thuật (5) sẽ giúp loại bỏ số 1 và 9 trong 3 ô còn lại E8, H8, I8.
  6. Đã có thể áp dụng kỹ thuật (5) thì cũng có thể áp dụng kỹ thuật (6) "tập hợp con ẩn", tất nhiên là áp dụng 1 trong 2 thôi vì kết quả cho ra là như nhau. Cụ thể cũng xét hàng 8, có 5 ô cần xử lý, 3 số 4, 7, 8 chỉ có mặt trong 3 ô E8, H8, I8; cho nên nhất định 3 số 4, 7, 8 phải nằm trong 3 ô này và kỹ thuật (6) cho phép loại bỏ tất cả số khác 4, 7, 8 có trong 3 ô E8, H8, I8.
  7. Cũng áp dụng kỹ thuật (5) hoặc kỹ thuật (6) như trên khi xét khối A4..C6, kết quả là sẽ loại bỏ được số 1 trong ô B4 và số 2 trong ô B5.
  8. Bạn có nhận xét thế nào về việc nên áp dụng kỹ thuật (5) hay kỹ thuật (6) khi giải quyết vấn đề (vì chỉ cần áp dụng 1 trong 2 (5) hay (6) đều dẫn đến kết quả như nhau). Cấi đó là tuỳ theo thói quen và con mắt nhìn của bạn. Thông thường thì nếu số lượng ô hiện <= số lượng ô ẩn thì bộ hiện dễ phát hiện hơn; còn khi số lượng ô ẩn <= số lượng ô hiện thì tuỳ. Ví dụ 6 ô trong khối A4..C6 vừa nêu trên, có khi phát hiện ra "bộ tứ hiện" sớm hơn (4 ô A4, A5, A6, B6 chứa 4 số 1, 2, 6, 7); nhưng cũng có khi phát hiện ra "bộ đôi ẩn" sớm hơn (2 số 5, 8 chỉ xuất hiện trong 2 ô B4, B5).
  9. Giờ thì thử nhìn lại cái hình sau khi đã loại bỏ các ứng viên kể trên xem. Trông vẫn còn như cái rừng ấy nhỉ? Hãy xem hình dưới.
  1. Đến đây thì các kỹ thuật (1) (2) (3) (4) (5) (6) đã hết tác dụng. Kỹ thuật (7) "cánh bướm", thì thật không may, chẳng có đất dụng võ. Hiện trạng ô số vẫn ngổn ngang như cũ. Đành phải cầu may qua các kỹ thuật (8) "chuỗi bắt buộc", (9) "Nishio" và (10) "Thử và Sai".
  2. Hãy nhìn ô G7 có 2 ứng viên 1 và 2. Ta thử cho G7=1 xem, số 1 trong E7 sẽ bị loại bỏ, và ô F9 sẽ chứa số 1. Còn nếu ta cho G7=2 thì sao, khi đó G3=1, số 1 trong E3, F3 bị loại bỏ, ô E2 chứa số 1, như vậy số 1 trong ô E7 bị loại bỏ, và cuối cùng là F9 sẽ chứa số 1. Như vậy ô G7 chỉ có thể chứa 1 trong 2 con số 1 hoặc 2 mà với G7=1 hay G7=2 thì F9 đều =1, ta có thể mạnh dạn điền số 1 vào F9. Đây chính là áp dụng kỹ thuật (8) : chuỗi bắt buộc đấy".
  3. Thực tế thì chuỗi này chỉ áp dụng trên lý thuyết hoặc khi nghiên cứu thôi, chứ thực tiễn thì hiếm khi phải dùng đến lắm và khi giải trực tiếp thì không nên quan tâm. (Ví dụ ngay như kết quả trên, sau khi phát hiện thêm số 1 nằm trong ô F9 rồi, nhưng kết quả này cũng chẳng giúp cải thiện gì lớn cả, ngoại trừ loại bỏ thêm được con số 2 trong ô D1).
  4. Giờ thì coi lại cái hình mới xem (hình ngay bên dưới).
  1. Giờ thì thử xem kỹ thuật (9) có thể dùng được không nhé.
  2. Xét ô B4 có 2 ứng viên 5, 8. Ta thử B4=8, khi đó E5=8, suy ra F4=6, F6=9; mặt khác E5=8 suy ra D7=8, E7=9, F3=9. (Chuỗi kết quả trên chắc là các bạn thông qua được chứ). Các bạn có thấy mâu thuẫn đã xuất hiện khi số 9 vừa tồn tại duy nhất ở F3 vừa tồn tại duy nhất ở F6? Cho nên phép thử trên là sai. Vậy ô B4 không thể =8 mà phải =5.
  3. Đây có thể xem là kỹ thuật (9) hay (10) cũng được. Và đối với các bài khó thuộc hàng cao thủ thì việc phải sử dụng kỹ thuật (9) (10) là thường xuyên.
  4. Trong số các ô được chọn để thử, chỉ có một ít ô đóng vai trò là ô đột phá giúp giải quyết toàn bộ bài toán nhanh chóng, còn phần lớn ô sau khi tìm ra được số trong ô đó rồi nhưng cũng không giúp đi thêm được bao nhiêu (như việc tìm ra số 1 trong ô F9 lúc nãy, cũng như số 5 trong ô B4 vừa rồi).
  5. Chỉ có kinh nghiệm chơi cộng với may mắn sẽ giúp bạn chọn được ô đầu tiên để thử mà trúng ngay ô đột phá giải quyết nhanh toàn bộ bài toán. Tiếp tục giải cho hết bài này luôn nhé.
  6. Xem lại hình vẽ bên dưới, trong đó ô B4 đã được điền số 5, ô B5=8, ô H5=5.
  1. Tôi thấy khối G1..I3 có 2 ô có số 9 là H1 và H2. Tôi chọn số 9 ở H2.
  2. Từ H2=9 tôi thu được B1=9, E2=1. B1=9 tôi được B8=1, A8=9. Còn E2=1 (hoặc B1=9) tôi được D1=3, B2=3, E5=3, I6=3.
  3. Tạm điền các số trên vào các ô để có hình mới xem cho dễ (chú ý là đang thử ước đoán thôi nhá - thử xem có sai không ý mà - cho nên các con số mới điền chỉ có cỡ chữ nhỏ xíu.) Xem hình bên dưới.
  1. Nhìn hình minh hoạ và cùng tôi đi tiếp nhé, chú ý các ô màu tím, A2=2, A5=7, I5=2, B6=2. Lẽ ra có thể đi tiếp, nhưng để sang hình mới cho dễ nhìn hơn.
  2. Xem hình dưới sau khi đã thử điền các số vừa kể vào - vẫn là cỡ chữ nhỏ.
  1. Tiếp tục, chú ý các ô màu hồng, E8=7, D9=2, H9=7, I4=7, H6=1, H4=4, D6=7, D4=8, F4=6, F6=9, A4=1, A6=6.
  2. Tạm thế đã nhé. Chuyển sang hình mới cho dễ nhìn nào. Xem hình dưới.
  1. Tiếp tục, chú ý các ô màu xanh đậm, H8=8, I8=4, D7=9, E7=8, I7=1, I3=8, H1=2, F1=8, E3=9, F3=2, G3=1, G7=2.
  2. Ui, vậy là ra hết à! Sướng thế. Nhưng để kiểm tra lại kết quả coi có đúng hay không đây - Coi chừng mừng hụt ấy chứ. Xem hình bên dưới.
  1. May mắn quá. Vậy là đúng hết rồi.
  2. Các bạn kiểm tra ra sao? Tôi thì cộng 9 số hàng ngang và 9 số cột dọc, sẽ có được 9 kết quả của 9 hàng ngang (kết quả thấy ở các ô từ J1 đến J9) và 9 kết quả của 9 cột dọc (kết quả thấy ở các ô từ A10 đến J10). Nếu cả 18 kết quả đều bằng 45 (là tổng các số từ 1 đến 9) thì tôi hài lòng.
  3. Chấm dứt chuyển giao.
Mười kỹ thuật Sudoku giúp bạn giải nhanh hơn




Bạn không nhất thiết phải tuân theo một luật lệ nào khi chơi Sudoku, nhưng nếu bạn muốn là cao thủ, giải được các đề khó, Bờm khuyên bạn nên thử nghiệm những kỹ thuật dưới đây. Hãy tìm ra những kỹ thuật hợp với bạn nhất.

1. Ô đơn hiện
Kỹ thuật này còn được gọi là “ứng viên đơn độc”.

Thường xẩy ra trường hợp một ô chỉ điền được vào một số duy nhất sau khi bạn xem xét các con số trong các ô khác thuộc cùng hàng, cột và khối 3x3 với ô đó. Khi đó, hàng, cột và miền 3x3 tương ứng đã chứa 8 con số khác nhau, chỉ còn lại 1 con số duy nhất thích hợp cho ô trống đang xét.

Ví dụ, trong ô số bên dưới, ô được đánh dấu chỉ có thể điền số 6. Tất cả các con số khác đều bị loại trừ do đã có sẵn trong các hàng, cột và miền 3x3.

2. Ô đơn ẩn
Nếu một ô là ô duy nhất trong hàng, cột và miền 3x3 có thể điền vào một số cụ thể nào đó, thì ô đó phải chứa chính số đó.

Lý do là mọi hàng, mọi cột và mọi miền 3x3 đều phải chứa mỗi số từ 1 đến 9. Ví dụ, trong ô số bên dưới, ô được đánh dấu ? là ô duy nhất trong miền 3x3 có thể chứa số 2, nên nó phải được điền vào số 2.

Sau chuỗi loại suy ban đầu, toàn bộ các kỹ thuật còn lại đều hướng đến việc giảm số lượng các ứng viên cho các ô. Mục đích của chúng là giảm các ứng viên đến một mức độ mà hai kỹ thuật đầu tiên có thể áp dụng.

3. Những sự tương tác giữa khối và cột / khối và hàng.
Thỉnh thoảng, khi kiểm tra lại một khối, bạn có thể xác định rằng một số nào đó phải nằm trong một hàng hoặc một cột cụ thể nào đó, dù bạn không thể xác định chính xác nó ở ô nào trong hàng hoặc cột này. Thông tin đó đủ để bạn rút con số đó ra khỏi danh sách ứng viên cho các ô khác trong cùng hàng hoặc cột, nhưng ở ngoài miền 3x3.

Ví dụ, trong hình bên dưới, số 7 trong miền 3x3 đầu tiên chỉ có thể nằm ở cột thứ hai. Điều này có nghĩa là ta có thể loại bỏ số 7 ra khỏi danh sách ứng viên của các ô đã đánh dấu.

Trước hết, nếu một số xuất hiện như ứng viên cho chỉ hai ô trong hai miền 3x3 khác nhau, nhưng cả hai ô này đều nằm trong cùng hàng hoặc cột, thì bạn có thể bỏ số đó ra khỏi danh sách ứng viên của các ô khác trong cùng hàng hoặc cột đó.


4. Các tương tác giữa các khối.

Trước hết, nếu một số xuất hiện như ứng viên cho chỉ hai ô trong hai miền 3x3 khác nhau, nhưng cả hai ô này đều nằm trong cùng hàng hoặc cột, thì bạn có thể bỏ số đó ra khỏi danh sách ứng viên của các ô khác trong cùng hàng hoặc cột đó.

Ví dụ, trong hình dưới đây, những ô đánh dấu * là những ô duy nhất trong các miền 3x3 thứ hai và thứ năm có thể chứa số 3. Điều này có nghĩa là số 3 ở cột thứ tư phải xuất hiện ở miền 3x3 thứ hai và thứ năm. Tương tự như vậy đối với cột năm. Do không thể có số 3 nào khác ở các cột bốn và năm, số 3 có thể loại khỏi danh sách ứng viên của các ô thuộc các cột này trong miền 3x3 thứ tám.

Thứ hai, trong ví dụ bên dưới, các ô được đánh dấu * là các ô trong khối thứ tư và khối thứ sáu có thể chứa số 2. Điều này có nghĩa là số 2 có thể được loại bỏ khỏi danh sách ứng viên của các hàng thứ tư và hàng thứ sáu trong khối thứ năm.

5. Tập hợp con “hiện”
Kỹ thuật này có tên gọi là “bộ đôi hiện” trong trường hợp có hai ứng viên, “bộ ba hiện” trong trường hợp có ba ứng viên, hoặc “bộ tứ hiện” trong trường hợp có bốn ứng viên. Đôi khi, kỹ thuật này còn được gọi là “tập hợp con tách bạch”.

Nếu hai ô trong cùng một hàng, cột hoặc miền 3x3 chỉ có duy nhất hai ứng viên, thì các ứng viên này có thể loại bỏ khỏi danh sách các ứng viên trong các ô khác trong thuộc cùng hàng, cột hoặc miền 3x3. Bởi vì nếu một ô chứa ứng viên này thì ô còn lại phải chứa ứng viên kia. Thành thử cả hai ứng viên đó đều không thể xuất hiện ở bất cứ ô nào khác.

Kỹ thuật này có thể áp dụng cho hai ô trở lên, nhưng trong mọi trường hợp, số ô phải bằng với số các ứng viên. Ví dụ, xét một hàng có các ứng viên sau:
{1, 7}, {6, 7, 9}, {1, 6, 7, 9}, {1, 7}, {1, 4, 7, 6}, {2, 3, 6, 7}, {3, 4, 6, 8, 9}, {2, 3, 4, 6, 8}, {5}

(Số {5} đơn độc cho thấy ô này chỉ có thể điền vào số 5). Bạn có thể thấy rằng có hai ô có cùng chứa hai ứng viên 1 và 7. Một trong hai ô này phải chứa số 1, ô còn lại chứa số 7, dù ta chưa biết cụ thể ô nào chứa 1 và ô nào chứa 7. Như vậy 1 và 7 có thể loại bỏ khỏi danh sách ứng viên trong các ô khác. Điều này làm số lượng ứng viên giảm xuống còn:
{1, 7}, {6, 9}, {6, 9}, {1, 7}, {4, 6}, {2, 3, 6}, {3, 4, 6, 8, 9}, {2, 3, 4, 6, 8}, {5}

Bây giờ bạn có hai ô có chỉ chứa hai ứng viên duy nhất là 6 và 9. Hãy lặp lại quy trình trên để còn lại số ứng viên như sau:
{1, 7}, {6, 9}, {6, 9}, {1, 7}, {4}, {2, 3}, {3, 4, 8}, {2, 3, 4, 8}, {5}

Bây giờ ta bạn lại có một ứng viên đơn độc – có nghĩa là bạn đã giảm thiểu số lượng ứng viên đến mức có thể xác định các giá trị duy nhất có thể điền vào.

6. Tập hợp con “ẩn”
Kỹ thuật này được gọi là “bộ đôi ẩn” nếu lien quan đến hai ứng viên, “bộ ba ẩn” nếu lien quan ba ứng viên, hoặc “bộ tứ ẩn” nếu lien quan bốn ứng viên. Đôi lúc, kỹ thuật này cũng có thể gọi là “tập hợp con độc nhất”.

Kỹ thuật này rất giống kỹ thuật tập hợp con hiện, nhưng thay vì tác động đến các các ô khác trong cùng hàng, cột hoặc miền 3x3, các ứng viên bị loại khỏi các ô chứa tập hợp con. Nếu có N ô, giữa các ô đó có N ứng viên không xuất hiện ở các ô khác trong cùng hàng, cột hoặc miền 3x3, thì có thể loại bỏ bất kỳ ứng viên nào khác cho các ô đó.

Ví dụ, xét một khối có các ứng viên sau:
{4, 5, 6, 9}, {4, 9}, {5, 6, 9}, {2, 4}, {1, 2, 3, 4, 7}, {1, 2, 3, 7}, {2, 5, 6}, {1, 2, 7}, {8}

(Số {8} đơn độc chỉ ra rằng ô này chỉ có thể chứa số 8). Bạn có thể thấy rằng chỉ có ba ô có các ứng viên 1, 3 hoặc 7. (Các ô này cũng chứa các ứng viên khác nhưng đó là những ứng viên có thể loại bỏ). Ba ứng viên với chỉ ba ô có khả năng chứa chúng có nghĩa là mỗi ứng viên phải nằm ở một trong ba ô này. Cho nên hiển nhiên là ba ô này không thể chứa bất kỳ giá trị nào khác, có nghĩa là chúng ta có thể loại bỏ bất kỳ các ứng viên khác khỏi các ô này.

Trong ví dụ này, ta còn lại:
{4, 5, 6, 9}, {4, 9}, {5, 6, 9}, {2, 4}, {1, 3, 7}, {1, 3, 7}, {2, 5, 6}, {1, 7}, {8}

Các tập hợp con hiện và các tập hợp con ẩn liên đới với nhau – Bạn có thể ví chúng như hai mặt của một đồng xu. Nếu một tập hợp con hiện xuất hiện thì một tập hợp con ẩn cũng có mặt, mặc dù để nhận ra nó có thể khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Ngược lại cũng vậy, nếu một tập hợp con ẩn có mặt thì một tập hợp con hiện cũng xuất hiện. Chúng tuân theo mối quan hệ như sau:

Số lượng các con số trong tập hợp con hiện + Số lượng các con số trong tập hợp con ẩn + Số lượng các ô được điền trong đơn vị (hàng/cột/khối) = 9

hoặc trình bày theo cách khác:

Số lượng các con số trong tập hợp con hiện + Số lượng các con số trong tập hợp con ẩn = Số lượng các ô trống trong đơn vị (hàng/cột/khối)

7. Cánh bướm (Nâng cao)
Trong hình dưới đây, những ô duy nhất trong hàng đầu và hàng thứ chín có thể chứa số 9 là những ô được đánh dấu. (Các ô khác trong cùng hàng đã chứa số khác hoặc không thể chứa số 9 bởi vì đã có các số 9 trong cùng cột). Do số 9 phải xuất hiện trong cả hàng thứ nhất và hàng thứ chín, nhưng chúng nhất thiết không thể xuất hiện trong cùng một cột, cho nên số 9 phải hiện diện ô đánh dấu ở trên cùng bên trái và ô đánh dấu ở dưới cùng bên phải chứa số 9, hoặc ô đánh dấu ở dưới cùng bên trái và đánh dấu ô ở trên cùng bên phải. (Không thể là ô dưới cùng bên phải và ô trên cùng bên phải, hoặc ô dưới cùng bên trái và ô trên cùng bên trái, vì nếu vậy sẽ có hai số 9 trong cùng một cột.

Tương tự, không thể là ô trên cùng bên trái và ô trên cùng bên phải, hoặc ô dưới cùng bên trái và ô dưới cùng bên phải, vì nếu vậy sẽ có hai số 9 trong cùng một hàng). Cho nên bạn không thể nói số 9 nằm ở đâu, đỉnh-trái, đáy-phải, hay đáy trái-đỉnh phải, nhưng dù sao bạn cũng có thể loại các số 9 ra khỏi các ô trong cả hai cột. Kết quả là số 9 có thể được loại ra khỏi danh sách ứng viên ở các ô khác trong cả hai cột liên quan.

8. Chuỗi bắt buộc (nâng cao)
Chuỗi bắt buộc là một kỹ thuật cho phép bạn đoán chắc con số phải điền vào một ô từ việc xem xét các mối quan hệ liên quan từ sự sắp đặt mỗi ứng viên trong các ô khác. (Kỹ thuật này còn được gọi là “chuỗi liên quan kép”).

Ví dụ, trong ô Sudoku sau:

(Các con số trong ngoặc { } là các ứng viên của ô).
Xét hàng 2 cột 1 (h1c2). Ô này có hai ứng viên, 2 và 7. Bạn hãy xem mối quan hệ của lần lượt hai ứng viên này.

Nếu h1c2 (hàng 1 cột 2) = 2 thì h2c1 = 1, và h5c1 = 2
nếu h1c2 = 7, thì h1c7 = 3, và h5c7 = 1, và h5c1 = 2

Như vậy, dù bạn điền khả năng nào vào h1c2 thì h5c1 vẫn phải chứa số 2. Nói cách khác, dù bạn đi theo chuỗi suy luận nào thì vẫn có một số ô chứa cùng giá trị.

Ghi chú: trừ phi đề Sudoku có nhiều đáp án, một trong những ứng viên được xét phải sai. Điều này có nghĩa là ứng viên đó có thể dẫn bạn đi đến một sự mâu thuẫn hoặc một kết quả chết. Nếu, khi xét một ứng viên riêng lẻ, bạn đi đến một kết quả chết, hoặc tìm ra hai chuỗi dẫn đến các kết luận khác nhau, thì bạn có thể loại ứng viên đó khỏi ô ban đầu. Kỹ thuật này gần gần giống Thử và Sai, và không nhất thiết xem là một phần của chiến lược chuỗi bắt buộc. Tuy vậy, nó có thể hữu dụng khi giải Sudoku bằng thủ công (không dùng máy tính).



9. Nishio

Đây là một dạng giới hạn của kỹ thuật Thử và Sai. Đối với mỗi ứng viên cho một ô, nó đòi hỏi bạn đặt ra câu hỏi:

Nếu mình đặt số này vào ô này thì liệu điều đó có ngăn trở mình hoàn tất (việc xác định) các vị trí khác của con số đó? Nếu câu trả lời là có, thì ứng viên đó có thể bị loại.

10. Thử và Sai
Một số người sẽ cho rằng Thử và Sai không phải là một kỹ thuật logic, chẳng khá gì hơn so với việc đoán mò. Dù vậy, Bờm vẫn thích dùng kỹ thuật này, Bờm cho rằng nó cũng có tính logic. Khi có vẻ như bạn không cách chi đi tiếp,Thử và Sai có lẽ là cách duy nhất để giúp bạn dấn tới. Hơn nữa, một số đề Sudoku không thể nào hoàn tất mà không dùng kỹ thuật này.

Kỹ thuật này đòi hỏi chọn lựa một ứng viên cho một ô – mà không cần có lý do đặc biệt nào biện hộ cho chọn lựa đó - rồi xem thử ô Sudoku có thể được hoàn tất hay không. Nếu có thể hoàn tất, thì bạn đã thành công rồi đó (mặc dù, có thể còn có giải pháp khác – thử luôn cả với những ứng viên khác). Nếu không hoàn tất được, hãy tiếp tục kỹ thuật Thử và Sai, và sau khi mỗi lựa chọn được loại bỏ, bạn lại đưa ra những lựa chọn khác. Với một số đề Sudoku, có thể bạn phải sử dụng phương pháp Thử và Sai nhiều lần. Với một số đề khác, bạn chỉ cần áp dụng một lần là đủ.

Thường thì, để qủan lý tính phức tạp, bạn nên chọn ô nào chỉ có 2 lựa chọn. Nhưng điều này không nhất thiết đâu nhé!

Có điều này rất đáng để bạn ghi nhớ : chỉ độc nhất với kỹ thuật này mà bạn luôn luôn tìm ra được đáp án. Không một kỹ thuật nào khác có thể đảm bảo điều đó. Tuy nhiên, việc chỉ sử dụng duy nhất kỹ thuật này sẽ giống như “lấy thịt đè người” vậy.

__________________
cách chơi sudoku dành cho các bạn mới bắt đầu



Trước hết, bạn cần một trí tuệ sắc bén và một chút tập trung.
Luật chơi Sudoku cực kỳ đơn giản, nhưng đáp án đôi khi lại cực kỳ khó giải. Do không cần dùng đến kiến thức số học hay tính toán, Sudoku thích ứng cho mọi người. Vì vậy trẻ em cũng có cơ hội giải được Sudoku thành công như người lớn. Trên thực tế, ở một số nước châu Âu, các em nhỏ đã chiến thắng người lớn trong các cuộc thi đấu Sudoku.

Hãy bắt đầu nhé!

Điền vào những ô trống những con số thích hợp, theo quy luật đơn giản sau:

Các ô ở mỗi hàng (ngang) phải có đủ các số từ 1 đến 9, không cần theo thứ tự.



Các ô ở mỗi cột (dọc) phải có đủ các số từ 1 đến 9, không cần theo thứ tự.



Mỗi miền 3x3, được viền đậm, phải có đủ các số từ 1 đến 9.



Trò chơi bắt đầu với một lưới Sudoku, trong đó một số ô đã cho sẵn các con số đúng. Bạn phải suy luận để tìm ra những con số trong các ô trống còn lại.

Các đề sudoku mức dễ thường bắt đầu với nhiều con số đã được điền sẵn, do đó bạn sẽ dễ tìm ra đáp án hơn. Càng tìm ra nhiều con số, bạn sẽ càng dễ tìm ra các con số khác.

Trò chơi Sudoku online giúp bạn kiểm tra xem mình có giải đúng hay không. Hãy đưa thời gian giải của bạn lên bảng vàng trong tuần này để đối chiếu thành tích của bạn so với các game thủ khác.

Monday, May 14, 2007

TRIZ – PHƯƠNG PHÁP LUẬN MẠNH MẼ ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ MỘT CÁCH SÁNG TẠO

[10/01/2007 - Tác giả: trannguyenphong - TrizVietnam.com - Câu lạc bộ học viên Phương Pháp Luận Sáng Tạo]

Tất cả các loại dự án thường đạt đến một điểm đích, nơi có càng nhiều sự phân tích được thực hiện thì càng tốt, nhưng cách thức để đạt tới thì vẫn không rõ ràng. Tiến trình dường như bị khóa lại, và nếu như nhóm thực hiện dự án có ý định hướng về phía trước, thì ắt phải phát triển những giải pháp sáng tạo để giải quyết những vấn đề đối mặt.

Bạn đã biết về các kỹ thuật như phương pháp não công chẳng hạn, nó có thể hữu ích trong tình huống này. Tuy nhiên, phụ thuộc vào khả năng trực giác và kiến thức của các thành viên trong nhóm, hướng giải quyết này sẽ có xu hướng đưa ra các kết quả không thể dự đoán trước và không thể lặp lại được. Hơn nữa, sẽ có một lượng lớn các giải pháp bị bỏ qua, đơn giản là do chúng nằm ngoài hiểu biết của nhóm thực hiện dự án.

TRIZ là một phương pháp luận giải quyết vấn đề dựa trên logic, dữ liệu và quá trình nghiên cứu, không phải bằng trực giác. Nó vạch ra trong kiến thức từng trãi và tính khéo léo của hàng ngàn kỹ sư nhằm gia tăng khả năng của nhóm thực hiện dự án để giải quyết các vấn đề một cách sáng tạo. Chẳng hạn như, TRIZ có thể lặp lại, có thể dự đoán trước và rất đáng tin cậy đối với tiến trình giải quyết vấn đề mà hướng giải quyết của nó có cấu trúc và giải thuật đàng hoàng.

Về TRIZ
“TRIZ” là từ viết tắt (từ tiếng Nga) có nghĩa là “Lý thuyết giải các bài toán sáng chế”. G.S Altshuller và các đồng nghiệp ổ Liên Xô trước đây đã phát triển thành phương pháp vào giữa năm 1946 và 1985. TRIZ là một khoa học quốc tế về sáng tạo dựa vào những nghiên cứu về các mô hình của các bài toán và giải thuật, chứ không phải vào khả năng sáng tạo tự phát và trực giác của các cá nhân hay các nhóm người. Có hơn 3 triệu bằng sáng chế đã được phân tích để khám phá ra các mô hình nhằm dự đoán ra các giải pháp đột phá để giải quyết vấn đề. Và tất cả các giải pháp đó đã được hệ thống hóa thành TRIZ.

TRIZ đã được truyền bá thành ứng dụng hợp nhất thông qua một số hướng đi tương đương – nó càng trở nên thông dụng trong các tiến trình 6 Sigma, trong quản lý dự án, các hệ quản lý rủi ro, và trong các đề xuất đổi mới mang tính tổ chức.

Các giải pháp tổng quát hóa
Các nghiên cứu về TRIZ bắt đầu bằng giả thuyết rằng có các nguyên tắc phổ biến của sáng tạo mà chúng là nền tảng của sự đổi mới mang tính sáng tạo, và phát triển các kỹ thuật. Ý tưởng đưa ra là nếu như các nguyên tắc này có thể được đồng nhất hóa và hệ thống hóa thì chúng có thể đem dạy cho mọi người để tạo ra quá trình sáng tạo một cách thiết thực hơn. Nói tóm lại là: “Một ai đó ở một nơi nào đó đã giải quyết vấn đề này (hoặc một vấn đề khác tương tự). Ngày nay, sự sáng tạo bao gồm việc tìm ra giải pháp đó và hiệu chỉnh cho nó phù hợp với vấn đề riêng biệt này”.
Ba sự nhận biết cơ bản trong 65 năm nghiên cứu là:
1. Các vấn đề và các giải pháp được lặp lại trong các ngành công nghiệp và các ngành khoa học. Bằng cách phân loại “các mâu thuẫn” trong từng vấn đề, bạn có thể dự đoán các giải pháp sáng tạo tốt để giải quyết vấn đề.
2. Các mô hình của quá trình tiến hóa kỹ thuật có xu hướng được lặp lại trong các ngành công nghiệp và các ngành khoa học.
3. Sự đổi mới sáng tạo thường dùng các hiệu ứng khoa học nằm ngoài phạm vi mà chúng phát triển.
Có rất nhiều thực tiễn rèn luyện của TRIZ bao gồm việc nghiên cứu các mô hình giải quyết vấn đề được lặp lại này, các mô hình tiến hóa kỹ thuật và các giải pháp dùng các hiệu ứng khoa học và rồi ứng dụng các mô hình TRIZ tồng quát này vào trong từng tình huống riêng biệt gặp phải. Hình 1 dưới đây diễn tả sinh động tiến trình này.

Các mũi tên thể hiện phép biến đổi từ một phát biểu có hệ thống của vấn đề hay giải pháp này thành cái khác. Mũi tên màu xám thể hiện sự phân tích của các vấn đề hay ứng dụng giải tích thuộc cơ sở dữ liệu của TRIZ. Mũi tên màu tía thể hiện bước suy nghĩ bằng phương pháp tương tự hay loại suy để phát triển thành giải pháp cá biệt.

Ở đây, bạn có vấn đề cá biệt phải đối mặt, và tổng quát hóa nó thành một trong những vấn đề tổng quát của TRIZ. Từ các vấn đề tổng quát của TRIZ, bạn nhận ra các giải pháp của TRIZ đối với các vấn đề tổng quát đó, và rồi từ đó bạn thấy được cách áp dụng chúng để giải quyết vấn đề cá biệt mà bạn gặp phải.

Ví dụ
Một chứng minh mãnh mẽ của phương pháp này đã được tìm thấy trong công nghiệp dược khoa. Theo sơ đồ hình 1, vấn đề cá biệt như sau: có một quá trình quan trọng cần phá vỡ các mãnh tế bào thành các tế bào vi khuẩn để cho các hoocmon bên trong tế bào có thể tích trữ. Một giải pháp cơ học nhằm phá vỡ các thành tế bào đã thỉnh thoảng được ứng dụng ở một tỷ lệ trung bình, nhưng hiệu suất chỉ đạt 80%, và không ổn định. Người ta đang cần nâng cao hiệu suất và các giải pháp có tỷ lệ cao hơn.

Vấn đề tổng quát trong TRIZ ở mức độ cao nhất là tìm cách cho ra các sản phẩm mà không có tổn phí, với hiệu suất 100%, không làm tăng tính phức tạp. Một trong những mô hình của tiến hóa kỹ thuật mà TRIZ nhận ra là năng lượng (ở các trường khác nhau) sẽ thay thế vật thể (thiết bị cơ học). Ví dụ, xem xét việc dùng tia laser thay thế cho dao mổ trong phẫu thuật mắt. Trong trường hợp này, sóng siêu âm có thể được dùng để phá vỡ các thành tế bào, hoặc một loại enzym có thể được dùng để “tiêu hóa” nó (năng lượng hóa học). Giải pháp này có vẻ rất tổng quát, nhưng nó chỉ dẫn các nhà nghiên cứu dược khoa phân tích tất cả các phương sách có thể nhằm để giải quyết vấn đề (các tế bào, các thành tế bào, dung dịch chứa chúng, sự vận động của dung dịch đó, điều kiện thuận lợi cho tiến trình, v.v...) và họ kết luận rằng có 3 giải pháp giàu khả thi để giải quyết vấn đề của mình:

1. Các thành tế bào có thể phá vỡ bằng cách dùng sóng âm thanh (từ mô hình tiến hóa của việc thay thế các phương tiện cơ học bằng các trường).
2. Các thành tế bào có thể phá vỡ bằng cách cắt, khi chúng có điều kiện thực thi thuận lợi (dùng phương thức hệ thống tồn tại trong những cách khác nhau).
3. Một loại enzym trong dung dịch có thể “tiêu hóa” các thành tế bào và giải phóng hàm lượng ở thời điểm mong muốn.

Cả 3 phương pháp trên đều được thử nghiệm thành công. Phương pháp có chi phí tối thiểi, năng suất cao nhất đã sớm đưa vào thực hiện.
Đúc kết ra các loại mâu thuẫn

Một trong những khái niệm cơ sở sau TRIZ là rằng gốc gác của nhiều vấn đề là ở mâu thuẫn cơ bản gây nên nó. Trong nhiều trường hợp, cách thức đáng tin cậy trong việc giải quyết vấn đề là rút ra được các mâu thuẫn này. TRIZ nhận ra 2 loại mâu thuẫn:

1. Mâu thuẫn kỹ thuật được phát hiện trong các ngành kỹ thuật cổ điển “phi thương mại”. Trạng thái mong muốn không thể đạt được bởi vì một yếu tố khác trong hệ thống ngăn cản nó. Nói cách khác, khi một yếu tố này trở nên tốt hơn thì yếu tố khác tự động trở nên xẩu đi. Các ví dụ cổ điển bao gồm:


- Sản phẩm trở nên bền vững hơn (tốt), nhưng trọng lượng thì tăng (xấu).
- Dịch vụ phù hợp với từng khách hàng (tốt), nhưng hệ thống phân phối dịch vụ trở nên phức tạp hơn (xấu)
- Sự huần luyện thì bảo đảm lĩnh hội nhanh (tốt), nhưng làm cho nhân công tránh xa khỏi việc được giao (xầu).

2. Mâu thuẫn vật lý, cũng được gọi là mâu thuẫn “cố hữu”, là các tình huống mà trong đó một vật hay một hệ thống dung chứa sự trái ngược, các đòi hỏi trái ngược nhau. Có rất nhiều các thí dụ trong đời sống hằng ngày:

- Phần mềm nên phức tạp (để có nhiều tình năng), nhưng nên đơn giản (để dễ sử dụng).
- Cà phê nên nóng để tạo hứng thú trong thưởng thức, nhưng nên nguội để tránh gây bỏng cho khách hàng.
- Sự huấn luyện nên cần thời gian dài (để hoàn hảo), nhưng không nên tiêu phí thời gian.

Ví dụ

Các nhiều điều hành nông trại sản xuất bơ sữa không thể làm khô phân bò để dùng như phân do chi phí năng lượng tăng. Họ đang đối mặt với mâu thuẫn kỹ thuật giữa làm khô phân bò (tốt) và giá cả (xấu). TRIZ đã hướng dẫn cho các nhà điều hành một phương pháp làm khô dùng để tập trung trái cây mà không cần nhiệt.

Một vài trong số các công cụ của TRIZ:
“Các giải pháp tổng quát của TRIZ” được nhắc tới trong hình 1 đã được phát triển mạnh mẽ trong suốt 65 năm nghiên cứu, và đã được tổng hợp lại theo nhiều cách khác nhau. Một vài trong số này là các phương pháp phân tích chẳng hạn như:

- Kết quả lý tưởng cuối cùng và tính lý tưởng
- Mô hình hóa chức năng, phân tích và sắp xếp
- Định vị vùng xảy ra xung đột (Điều này quá quen thuộc với những người giải quyết vấn đề theo 6 Sigma như thể “Phân tích căn nguyên vấn đề”).

Một số nữa có tính bắt buộc nhiều hơn như:
- 40 nguyên tắc sáng tạo để giải quyết vấn đề
- Các biến đổi mẫu
- Các quy luật phát triển của các hệ kỹ thuật
- 76 chuẩn giải pháp.

Trong quá trình giải quyết bất cứ vấn đề kỹ thuật nào, một hay nhiều công cụ có thể được dùng. Một trong số những công cụ này là “40 nguyên tắc sáng tạo để giải quyết vấn đề” được sử dụng nhiều nhất trong TRIZ.

40 nguyên tắc sáng tạo để giải quyết vấn đề
40 nguyên tắc này là những thủ thuật được tìm ra thông qua quá trình lặp đi lặp lại trong nhiều lĩnh vực, như là các giải pháp đối với nhiều mâu thuẫn tổng quát, là hạt nhân của vấn đề.

Sau đây chỉ là vài nguyên tắc sáng tạo và các ví dụ để thấy cách áp dụng chúng để tạo ra sản phẩm có tính đổi mới:

Nguyên tắc Giải pháp
Phân nhỏ (chia đối tượng thành các phần độc lập) Các lát phó mát được bao bọc độc lập
Phẩm chất cục bộ (Quy định cho các phần khác nhau có các chức năng khác nhau) Các xuất bản “mang tính người lớn” của truyện Harry Potter
Vạn năng (làm đối tượng tự thực hiện được nhiều chức năng) Socola được bán rộng rãi trong các ly thủy tinh (có nắp đậy) mà sau đó có thể dùng để uống
Chứa trong Kho hàng chứa trong kho hàng (tiệm cà phê nằm trong hiệu sách)
Chuyển sang chiều khác (đối tượng nằm nghiêng hay đổi hướng) Các chai nước sốt cà ép được đặt nằm trên nắp đậy của chúng


Ứng dụng TRIZ
Cách tốt nhất để học và khám phá TRIZ là xác định vấn đề mà bạn chưa thể giải quyết thỏa đáng và đang cố gắng thực hiện. Dùng 40 nguyên tắc sáng tạo và bảng khắc phục mâu thuẫn để giúp bạn thực hiện tiến trình.

Phương pháp Thử Và Sai (Trial And Error Method)

[27/12/2004 - Tác giả: God - TrizVietnam.com - Câu lạc bộ học viên Phương Pháp Luận Sáng Tạo]

Khi gặp bài toán, việc đầu tiên người giải cần làm là “tiếp thu” bài toán nhằm “hiểu” nội dung, yêu cầu của bài toán. Trên cơ sở “hiểu” bài toán, người giải xử lý các dữ kiện, đi tìm các mối liên hệ có thể có và đưa ra ý tưởng tiếp cận bài toán. Nghiên cứu và làm các thí nghiệm về quá trình sáng tạo, các nhà tâm lý nhận thấy : nói chung, người giải trong các tình huống vấn đề không có cách nào suy nghĩ có hiệu quả cả, việc tìm lời giải thường diễn ra một cách mò mẫm - ""Thử"" và ""Sai"" "

Hình 1 là s
ơ đồ khối, minh hoạ quá trình suy nghĩ giải bài toán. Khi gặp bài toán, việc đầu tiên người giải cần làm là “tiếp thu” bài toán nhằm “hiểu” nội dung, yêu cầu của bài toán. Trên cơ sởhiểu” bài toán, người giải xử lý các dữ kiện, đi tìm các mối liên hệ có thể có và đưa ra ý tưởng tiếp cận bài toán. Tiếp theo, các ý tưởng này được thực hiện thử và được cố gắng phát triển thành các phương án ( các phép thử ), có khả năng đi đến lời giải ( LG ). Nếu các phép thử này sai, người giải phải quay trở lại bài toán để thêm một lần nữa lặp lại quá trình vừa nêu. Trong quá trình giải bài toán , người giải có thể phải tìm thêm sự trợ giúp hoặc thông tin từ bên ngoài (môi trường bên ngoài ). Các khối kể trên đều bị “trí nhớ” chi phối và điều khiển. Trí nhớ phản ánh kiến thức, kinh nghiệm, thói quen, cách nhìn, kỹ năng, phong cách,.. mà người giải thu được trong suốt cuộc đời cho đến thời điểm giải bài toán cho trước. Mặt khác, sau khi giải mỗi bài toán , trí nhớ được bổ sung thêm những cái mới do vừa giải xong bài toán mà có. Cho nên mối quan hệ giữa khối trí nhớ và những khối khác là mối quan hệ hai chiều. Trong trí nhớ có các quá trình sau : ghi nhớ, lưu trữ, tái hiện, quên.

Nghiên c
ứu và làm các thí nghiệm về quá trình sáng tạo, các nhà tâm lý nhận thấy : nói chung, người giải trong các tình huống vấn đề không có cách nào suy nghĩ có hiệu quả cả, việc tìm lời giải thường diễn ra một cách mò mẫm. Thông thường, khi nhận được bài toán, người giải hiểu nó không thật kỹ. Dựa trên sự liên tưởng, liên quan chủ yếu đến những dữ kiện có phần tương tự như những bài toán đã giải trước đó ( mặc dù sự tương tự này khá hình thức), người giải áp dụng các ý tưởng sẵn có trong trí nhớ hoặc cách tiếp cận, cách giải quen thuộc. Người giải đưa ra các phép ""thử"" đầu tiên. Sau khi phát hiện ra những phép thử đó “sai”, người giải quay trở lại với đầu bài toán để cố gắng hiểu bài toán đúng hơn, đưa ra và tiến hành các phép thử khác. Kiến thức và kinh nghiệm riêng của người giải luôn có khuynh hướng đưa người giải đi theo con đường mòn, đã hình thành trước đó. Các phép “thử” lại tiếp tục “sai”, người giải mất tự tin dần và các phép thử mới trở nên lộn xộn. Nhiều khi, chúng được đưa ra dựa trên những gợi ý không ăn nhập gì với bài toán cho trước cả. Nếu các phép “thử” này vẫn “sai” thì người giải hoang mang thật sự và tiến hành các phép ""thử"" tiếp theo rất hú hoạ, với việc đặt ra các câu hỏi đại loại như : “ Nếu ta làm thế này thì sao ?”, Nếu ta làm thế kia thì sao ?”, và rất mong có linh tính nào đó xuất hiện, mách bảo ý tưởng giải bài toán. Khi số phép ""thử"" trở nên quá nhiều mà bài toán vẫn không giải ra thì người giải cho rằng bài toán không đủ dữ kiện để giải hoặc kiến thức của mình còn thiếu, cần tìm sự trợ giúp từ bên ngoài, dần dần, không còn tập trung chú ý để giải nữa. Thường thường để giải bài toán phải tốn khá nhiều phép ""thử - sai"", để cuối cùng may mắn có một phép ""thử"" cho lời giải đúng. Mặc dù giải được bài toán, người giải thường không giải thích và lý lẽ hoá được quá trình giải nói chung và từng bước giải nói riêng một cách chặt chẽ.

Hình 2 là mô
̣t cách khác minh hoạ phương pháp thử và sai. Trên thực tế, số các mũi tên diễn tả các phép ""thử"" còn lớn hơn nhiều. Mặc khác, các mũi tên không phân tán đều theo các hướng mà thường nằm dày hơn ở phía ngược với lời giải. Điều này phản ánh tính ì tâm lý, cản trở sự sáng tạo và ký hiệu bằng mũi tên đậm – vectơ ì ( VI ).

Các nh
ược điểm của phương pháp thử và sai

1. Số phép th
ử và sai nhiều nên lảng phí nhiều trí lực, sức lực, phương tiện vật chất, thời gian và có thể là cả sinh mạng con người.

2. Không có c
ơ chế định hướng tư duy một cách khách quan về phía lời giải.

3. S
ự tồn tại của tính ì tâm lý cùng tác hại của nó.

4. Tuy các phép th
ử nhiều nhưng không bao quát được hết các phép thử có thể có đối với bài toán cho trước một cách khách quan.

5. Các phép th
ử, nhiều khi, không làm đến tận cùng vì nhận định ""sai"" có thể mang tính chủ quan, mặc dù nếu phát triển tiếp, có thể đi đến lời giải đúng.

6. Đối v
ới các bài toán lạ, không thuộc chuyên môn của mình, người giải có thể không biết cách đưa ra các phép thử.

Ngoài ra còn gă
̣p những nhược điểm sau đây ở người giải :

1. Chỉ giải bài toán khi có nhu cầu cấp bách, không gia
̉i không được, còn bình thường thì chấp nhận, chịu đựng.

2. Không chu
̉ động tìm bài toán hoặc không dự báo các bài toán mới, có thể có trong tưong lai để có được lời giải kịp thời.

3. Chi
̉ quan tâm tìm ra lời giải, đáp số mà không quan tâm đến quá trình, phương pháp giải, lý lẽ hoá các bước giải, rút kinh nghiệm giải bài toán cho trước để giảicác bài toán khác.

4. Không nghĩ tiếp đến nh
ững hậu quả có thể có, do lời giải bài toán cho trước mang lại.

5. Không phát triê
̉n bài toán cho trước thành các bài toán, đề tài nghiên cứu mới, thậm chí không đi tìm những cách giải khác của bài toán cho trước.

6. Chỉ giải các bài toán thuô
̣c chuyên môn của mình, trong đó có hiện tượng chỉ quan tâm đến những thông tin liên quan đến chuyên môn hẹp.

7. Không có nh
ững tiêu chuẩn khách quan để đánh giá đúng những ý tưởng mới.

(Trích giáo trình s
ơ cp PPLST, Phan Dũng )

Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ (Six Thinking Hats)

- Là một kĩ thuật được thiết kế nhằm giúp các cá thể có được nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng (lateral thinking). Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó nhưng các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy lối suy nghĩ thông thường.

Six thinking Hats được dùng để

- Kích thích suy nghĩ song song
- Kích thích suy nghĩ toàn diện
- Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến ...) và chất lượng

Lịch Sử cuả Phương Pháp

Đây là phát kiến cuả Tiến sĩ Edward de Bono ( http://www.edwdebono.com/ ) trong năm 1980. Năm 1985 nó đã được mô tả chi tiết trong cuốn "Six Thinking Hats" cuả de Bono.
Phương pháp này đã được phát triễn va giảng dạy ở nhiều nơi trên thế giới. Nhiều tổ chức lớn như là IBM, Federal Express, Brtish Airways, Pepsi, Polaroid, Prudential, Dupont, ...cũng dùng phương pháp này.

Cách thức tiến hành (Bạn nên xem thêm phần ví dụ để có một hình dung cụ thể về nó)

Dùng 6 cái nón đại diện cho 6 dạng thức cuả suy nghĩ. Nó đề cập đến chiều hướng suy nghĩ hơn là tên gọi. Mỗi nón có một màu (mà màu này chỉ đại diện cho duy nhất 1 dạng thức duy nhất cuả suy nghĩ).

Mọi người đều sẽ tham gia góp ý. Tuỳ theo kiểu ý kiến mà người đó sẽ đề nghị đội nón màu gì.

Các nón không được dùng để phân loại cá nhân mặc dù hành vi hay thói quen cuả cá nhân đó "dường như" hay có vẻ thuộc về loại nào đó. Nó chỉ có tác dụng định hướng suy nghĩ trong khi thành viên trong nhóm cho ý kiến đội lên mà thôi

Các đặc tính cuả nón màu:

Nón trắng: trung tính - tập trung trên thông tin rút ra được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ cần thiết , làm sao để nhận được chúng

Nón Đỏ: Nóng, tình cảm, cảm giác, cảm nhận, trực quan, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lí lẽ

Nón Đen: Phê phán, Bình luận, Tại sao sự kiện là sai, tất cả những cảm ý tiêu cực hay bi quan

Nón Vàng: Tích cực, lac quan, những cái nhìn sáng lạng, tìm đến những lợi ích, cái gì tốt đẹp

Nón Lục: Sáng tạo, khả năng xảy ra và các giả thuyết, những ý mới

Nón Xanh Dương: Ðiều khiển, chi phối quá trình, các bước, tổ chức lãnh đạo, suy nghĩ về các suy nghĩ hay kết luận


Sau đây là một cách tiến hành qua các bước:

Mọi người trong nhóm làm việc sẽ cùng tham gia góp ý -- tùy theo tính chất cuả ý đó mà người đó (hay người trưởng nhóm) sẽ đề nghị đội nón màu gì. Người trưỏng nhóm sẽ lần lược chia thời gian tập trung ý cho mỗi nón màu... Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt nếu cần bất kì thành viên nào cũng có thể đề nghi góp thêm ý vào cho 1 nón màu nào đó (tuy vậy phải giữ đủ thời lượng cho mỗi nón màu)

Bước 1:

Nón trắng: Tất cả các ý kiến nào chỉ chưá sự thật, bằng chứng, hay dữ kiện, thông tin. Đội nón này có nghiã là "hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu"

Bước 2:

Nón lục: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các cách thức khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi

Buớc 3:

- Đánh giá các giá trị cuả các ý kiến trong nón lục
- Viết ra danh mục các lợi ích dùng nón vàng

Nón vàng: Tại sao vài ý kiến sẽ chạy tốt và tại sao nó mang lại lợi ích. Ỏ đây cũng có thể dùng về các kết quả cuả các hành động được đề xuất hay các đề án. Nó còn dùng để tìm ra những vật hay hiệu quả có giá trị cuả những gì đã xãy ra.

- Viết các đánh giá, và các lưu ý trong nón đen

Đây là nón có giá trị nhất. Dùng để chỉ ra tai sao các đề nghị hay ý kiến không thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có, với hệ thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo. Nón đen lúc nào cũng phải tính đến sự hợp lí

Bước 4: Viết các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác xuống.

Nón này cho phép người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào chữa

Bước 5: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc

Nón này là sự nhìn lại các bước trên hoặc là quá trình điều khiển. Nó sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (thí dụ như ý kiến "đội cho tôi cái nón lục, tôi cảm giác rằng có thể làm đươc nhiều hơn về cái nón xanh này")

Lưu ý: các bước trên không hoàn toàn nhất thiết phải theo đúng thứ tự như nêu trên mà ở nhiều trường hợp nên chỉnh lại theo thứ tự như sau:

Trắng -> Đỏ -

Phương pháp luyện trí não của OMIZUMI KAG

I. Tư duy sáng tạo là gì?
1. Gạt bỏ những hiều biết về kiến thức thông thường:

Trước hết, các bạn hãy trả lời câu hỏi sau đây, nhưng tối thiểu phải suy nghĩ 5 phút
Có một chai rượu nho, nút bần trên miệng chai không mở được. Vậy làm thế nào để uống được chai rượu nho này mà không cần đập vở chai, cũng không xoi qua lỗ nút chai

Bạn có trả lời câu hỏi trên một cách dễ dàng không?
Tất nhiên nhiều người sẽ trả lời đúng câu hỏi trên một cách dễ dàng. Những cũng có người phải chào thua. Câu trả lời thật đơn giản: Ấn nút bần cho lọt vào bên trong. Thế nhưng cũng có nhiều người không nghĩ ra, cứ nghĩ rằng muốn uống rượu thì pahỉ mở nút chai ra. Nếu nút chai không mở ra được thì sẽ không uống được rượu trong chai. Bản chất của câu hỏi trên chính là nhằm vào chỗ yếu trong suy nghĩ của con người, chỉ nghĩ theo sự hiểu biết thông thường của mình.

Lúc bé, chúng ta học nhiều về thường thức trong cuộc sống. Tất nhiên, những hiểu biết đó đã giúp ích cho ta trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy, cũng có những lúc nó không những vô dụng mà còn làm hạn chế tư duy của chúng ta khi giải quyết một số vấn đề.

Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề đơn giản đến nỗi trẻ con cũng làm được mà người lớn lại cảm thấy vô cùng khó khăn.

2. Gạt bỏ những kinh nghiệm trong quá khứ.
Nhà ảo thuật muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo ra, thường phải làm ngược lại cách nghĩ thông thường của khán giả. Thông thường, ai cúng nghĩ rằng, muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo thì phải thò tay vào túi áo. Giả sử nhà ảo thuật thò tay vào túi áo, lợi dụng khi lấy khăn tay luôn tiện lấy cả tờ giấy bạc ra thì rất dễ bị khán giả phát hiện

Cũng một động tác nhưng nếu ta làm ngược lại, thay vì lấy tờ giấy bạc ra lúc thò tay vào túi lấy khăn tay, nay nhà ảo thuật thò tay vào lấy chiếc khăn nhưng chỉ lấy chiếc khăn thôi, không có tờ giấy bạc nào cả. Khán giả cũng trố mắt để theo dõi chiếc khăn lấy từ túi ra có kèm theo vật gì không ? Không có. Khán giả có thể yên trí được rồi ! Thế nhưng lúc bấy giờ cũng chính là lúc nhà ảo thuật trôr tài của mình, anh ta đường hoàng thò tay vào túi để bỏ chiếc khăn vào và….thật nhanh, tờ giấy bạc được lấy ra trong lúc bỏ chiếc khăn vào, chứ không phải lúc lấy chiếc khăn ra. Từ đó ta thấy lường gạt hay ảo thuật đều làm ngược lại với những suy nghị thông thường của con nguời. Đó cũng là chỗ yếu tâm lý của chúng ta.

Đầu óc của con người vì sao lại bị ràng buộc bởi những ‘hiểu biết về kiến thức thông thường’ hoặc “kinh nghiệm của qúa khứ” ?. Tôi cho rằng chẳng qua là bộ não của chúng ta cấu tạo quá hoàn chỉnh mà thôi.
Suy nghĩ cũng làm cho con người mệt mỏi, nên cần có thời gian thích đáng để nghỉ ngơi. Nhất là gặp những trường hợp nhiều lần được giải quyết một cách thuận lợi bởi những kinh nghiệm sẵn có, lúc đó đầu óc của chúng ta sẽ chọn các ‘tiết kiệm tư duy” để ứng phó với những vấn đề đó.

Điều đó làm cho đầu óc của chúng ta trở nên mất linh hoạt. Đó chính là nguyên nhân làm hạn chế tính sáng tạo trong tư duy của con người.
Để tránh sự xơ cứng của bộ não, ta nên tập thành thói quen suy xét một vật hoặc một vấn đề từ nhiều khía cạnh.
Chịu khó tư duy, chịu khó động não, chắc chắn các bạn sữ có những cách giải quyết vấn đề hoặc những phát hiện bất ngờ.

3. Tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo
Giữ gìn truyền thống là điều không ai chối cãi. Những trong thời đại tên lửa hiên nay, bất cứ ai cũng cần có những sáng tạo trong tư duy.
Nhưng thực tế thì hầu hết những người thông thường không có sự cố gắng trong việc rèn luyện tính sáng tạo tư duy của mình. Bởi lẽ họ cho rằng khả năng sáng tạo là bẩm sinh. Không thể rèn luyện hoặc nhờ sự cố gắng mà có.

Thực tế dù ở gia đình, nhà trường hoặc nơi làm việc, đều có rất nhiều nguyên nhân làm hạn chế tính sáng tạo. Nhất là tại các cơ quan làm việc. Đối với những suy nghĩ táo bạo của tuổi trẻ thường bị phê bình là: “Quá non nớt! Quá ấu trĩ!”

Ở một xí nghiệp nào đó khi có mặt giám đốc, các nhân viên vẫn cười nói bình thường, đấy là bầu không khí làm việc lý tưởng. Nhưng ngược lại tại một số nơi khi trưởng phòng xuất hiện các tổ trưởng lập tức câm miệng như hến, nhân viên bỗng nhiên trở nên hiền như con mèo con mới mang về. Ở những công ty đó, các nhân viên trẻ làm sao có khả năng phát huy tính sáng tạo trong công tác của họ. Khả năng phát triển của công ty sẽ bị hàn chế.

Giới hạn con người trong khuôn khổ lấy những hiểu biết về kiến thức thông thường, những tậ tục, những truyền thống, những ký ức để ràng buộc con người sẽ không thể có sáng tạo trong tư duy và công tác.

II. Nâng cao khả năng sáng tạo:
Để nâng cao khả năng sáng tạo, cần có phương pháp rèn luyện. Đó là:

1. Phương pháp đặt vấn đề:
Trước tiên, các bạn liệt kê toàn bộ những chi tiết có vấn đề thành một bảng kê. Sau đó lần lượt suy nghĩ từng vấn đề. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được kiểu xem xét sự vật phiến diện hoặc bỏ sót cá chi tiết quan trọng. Tuy vậy, cũng không nên quá lệ thuộc vào phương pháp nạy vì quá lệ thuộc vào nó sẽ làm hạn chế tính sáng tạo.

2. Phương pháp liên tưởng đôi
Mục đích rèn luyện của phương pháp này cũng giống như phương pháp đặt vấn đề, giúp ta vượt qua các liên tưởng thông thường
Ví dụ: Cần sáng chế một sản phẩm mới về âm thanh nổi. Trước tiên, người ta liên tưởng tới một sản phẩm hoàn toàn không liên quan dến nó – máy bay. Sau đó ta xem xét đặc tính, công dụng, trang bị của máy bay.

Căn cứ vào những yếu tố đó ta lại lần lượt xét các yếu tố đó với sản phẩm về âm thanh nổi.
Phương pháp này không những giúp ta nghiên cứu sáng chế sản phẩm mới mà còn rèn luyện tính sáng tạo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

3. Phương pháp phân tích hình thái:
Ví dụ: Muón làm một cái ly để đông dung dịch chúng ta cần xem xét hình dáng, kích thước, nguyên liệu của ly. Người ta lập một biểu đồ khối lập phương để lựa chọn điều kiện tối ưu. Có 48 trường hợp để lựa chọn, giúp chúng ta có những dữ liệu để sáng chế một sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn cao.

Ba phương pháp trên nhằm hạn chế sự lão hoá của bộ não nhưng đối với việc rèn luyện tư duy lại không có hiệu quả bao nhiêu.

Theo kinh nghiệm những người có sức sáng tạo phong phú thường là những người rất thích thú với các trò chơi về bộ não như: câu đố, tiểu thuyết suy luận, ảo thuật, truyện vui, tạp kỹ…. Trong đó câu đố là một hình thức không thể thiếu được để rèn luyện trí óc của chúng ta. Nó bao gồm những tài liệu rèn luyện khả năng trực giác, khả năng quan sát, khả năng phân tích, khả năng suy luận, khả năng bền bỉ, khả năng sáng tạo của con người.

Khả năng phát triển sáng tạo nổi bật

Con người là tài sản lớn nhất và là nguồn lực quý giá nhất của công ty. Tuỳ thuộc vào chúng ta để chứng minh được giá trị của từng cá nhân thông qua sự sáng tạo siêu việt để có được sản lượng vượt trội. Không có một ngành công nghiệp nào lại cần sự thay đổi mô hình như thế hơn là ngành viễn thông.

Về mặt tình cảm cũng như về mặt kinh tế tất cả chúng ta đều bị chi phối bởi:

• Sự suy giảm trong kinh doanh
• Mất việc làm
• Giá trị công ty bị tổn hại
• Nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ viễn thông bị giảm sút

Giờ đây ngành viễn thông bị đem ra làm bình phong cho những sự thi hành quá mức giới hạn do trước đây ngành công nghiệp đầu tàu trong nền kinh tế quốc dân này đã không quản lý mà cũng không khuyến khích việc sử dụng vốn và sự quá ưu ái của thị trường phố Wall. Con đường trở lại đỉnh điểm kinh tế sẽ trợ lực cho những nhà quản lý trung gian như bạn. Không có thêm những ý tưởng hay xuất phát từ những nơi khu biệt của công ty. Việc cắt giảm nhân lực của công ty là giải pháp bỏ ngỏ cho những khiếm khuyết của ngành viễn thông. Thực tế, những cuộc nghiên cứu toàn diện gần đây đã cho thấy sau khi kiểm tra tất cả các chi phí, việc cắt giảm nhân công lại chẳng giúp được gì cho điểm mấu chốt của vấn đề. Hay nói một cách đơn giản, các công ty không thể chinh phục được con đường tới thành công. Nhưng thật đáng tiếc, chúng ta đã ở trong hoàn cảnh đó và đã thực hiện điều đó. Chúng ta hãy cùng nhanh chóng khám phá những phương pháp và cách thức mới để có thể nhận biết và huy động được tiềm năng nhân lực lớn chưa khai thác trong mỗi người. Chúng ta đang bước vào thế giới của Tổ chức Định lượng.

Tiềm thức sáng tạo Trí tuệ là yếu tố bị lãng phí lớn nhất. Trước đây ta đã nghe nói về điều này. Thông thường ta đều liên hệ nó với tầng lớp thanh thiếu niên bị xúi bẩy hay bị lầm đường lạc lối đã bỏ phí tiềm năng của mình. Nhưng có lẽ sự lãng phí lớn lao và đáng buồn như vậy xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về sức mạnh của trí tuệ tiềm thức. Các nhà khoa học cho biết về trí tuệ tiềm thức như sau:

• Suy nghĩ tiềm thức bằng các hình ảnh và hình tượng
• Tiềm thức không bao giờ ngủ quên
• Trí tuệ tiềm thức ghi lại mọi thứ mà nó nghe hoặc nhìn thấy
• Tiềm thức có thể được giao phó nhiệm vụ

Năm 1998, khi đang làm việc cho một công ty viễn thông lớn ở Denver, tôi tham gia một số nghiên cứu thực tế về khả năng của trí tuệ tiềm thức. Thực tế, tôi đã thử nghiệm tất cả các học thuyết của Tổ chức Định lượng mà bạn sẽ được đọc một loạt bài viết về vấn đề này. Chúng có sức mạnh rất lớn, gây ngạc nhiên và một số còn làm sửng sốt nữa, chúng thực sự rất quan trọng. Trong Tổ chức Định lượng, việc nắm bắt sức mạnh của trí tuệ tiềm thức là trung tâm của phương thức lãnh đạo mới của chúng ta. Đây là nguồn tiềm năng mới của chúng ta. Đây cũng là nơi chúng ta thu hút những ý tưởng sáng tạo mới để dẫn công ty tới giá trị thực. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu xem tài sản lớn mà chúng ta gọi là trí tuệ tiềm thức này được trang bị như thế nào.

Hình ảnh và hình tượng

Tất cả đã biết rằng trí tuệ tiềm thức diễn ra bằng những hình ảnh và hình tượng. Bạn biết điều này từ chính kinh nghiệm của mình. Lần cuối cùng bạn tưởng tượng bằng những đoạn văn bản là khi nào? Vậy có thể đưa ra được lý do vì sao hình ảnh và hình tượng lại là cách giao tiếp hiệu quả nhất với trí tuệ tiềm thức. Hoạt động của trí tuệ tiềm thức cũng tương tự như máy vi tính. Những yêu cầu và nhiệm vụ cho máy vi tính phải được cung cấp dưới dạng một format để máy có thể hiểu được. Các nhiệm vụ được xử lý cho đến khi đạt được giải pháp. Giống như máy vi tính, trí tuệ tiềm thức cũng không ngủ, và cũng không biến đổi nhiệm vụ của nó cho đến khi vấn đề được giải quyết. Có hai cách chính để trang bị cho sức mạnh cho trí tuệ tiềm thức:

• Cung cấp cho trí tuệ tiềm thức những nhiệm vụ hoạt động dưới dạng hình ảnh và sự miêu tả giàu tri giác
• Nhận biết được khi nào tiềm thức sẽ đưa cho bạn câu trả lời mà bạn cần

Để tạo trực tuyến cho trí tuệ tiềm thức, chúng ta có thể thực hiện như sau:

Tạo những tài liệu có độ dài một trang mà thông qua những hình ảnh, hình tượng, và văn bản miêu tả để đưa ra những câu hỏi - vấn đề được giải quyết

Soát lại những câu hỏi mô tả dựa trên nền tảng thông thường - ít nhất mỗi ngày một lần

Đặt riêng thời gian để cân nhắc và cho phép tiềm thức làm việc với vấn đề

Gác nó lại đến ngày mai

Lĩnh hội những ánh sáng của tri thức, sự nhận thức trực giác bất ngờ hay sự hiểu biết sâu sắc nằm trong ý nghĩa cốt yếu của một điều nào đó

Ghi lại những gì bạn đã học được, tiềm thức mách bảo bạn điều gì, và bắt tay vào làm việc theo những kế hoạch hoạt động của bạn

Sử dụng tiến trình này lặp đi lặp lại nhiều lần

Tôi đảm bảo với bạn rằng quá trình này sẽ giải quyết bất cứ vấn đề nào hoặc về ý tưởng sản phẩm mới đó, hoặc về vấn đề khi bạn xoay xở để phát triển và hàn gắn mối quan hệ cá nhân. Chiếc máy tính cá nhân siêu việt này chính là tài sản giá trị nhất mà bạn có trong tay, đây chính là chìa khoá mở ra sức mạnh sáng tạo tương lai của bạn.

Một ý cuối cùng và rất quan trọng là hãy trau dồi kiến thức của bạn. Điều đó cũng giống như cung cấp cho máy tính của bạn những gì nó cần đó là dữ liệu. Hay nói cách khác, hãy đọc! Đọc tất cả sách báo, những ấn phẩm của các tác giả lỗi lạc nhất. Đừng bao giờ để một ngày trôi đi mà trí tuệ tiềm thức của bạn không được tiếp thêm những tri thức mới.

Ảnh hưởng của ngôn ngữ

Chúng ta đã nói đôi điều về sức mạnh của hình ảnh và hình tượng, đặc biệt là khi chúng có liên quan đến trí tuệ tiềm thức. Bây giờ chúng ta sẽ khám phá sức mạnh đáng kinh ngạc của ngôn ngữ mà biểu hiện ra bằng từ ngữ và suy nghĩ. Hình ảnh và hình tượng gì sẽ xuất hiện trong tâm thức của bạn khi bạn nhìn hay nghe thấy câu: “Làm đi chứ?” Đây là ba từ chung và đơn giản được sử dụng trong hội thoại hàng ngày, tuy nhiên nhìn chung chúng lại gợi lên sắc thái tình cảm rất trịnh thượng. Bạn không phải phát minh ra những từ ngữ mới, nhưng từ những từ bạn biết, bạn phải sáng tạo ra những cách diễn đạt mới có thể được liên hệ với hình ảnh và ý tưởng mà bạn tạo ra nghĩa là nó có thể được kết nối với mô hình lãnh đạo mới của bạn. Khi bạn đưa hệ tư tưởng mà bạn học được trong loạt bài viết này vào thực tế, sức mạnh của ngôn ngữ sẽ có ý nghĩa quyết định cho sự thực thi thành công những nguyên tắc của Tổ chức Định lượng.

Tin tưởng vào sự nhận thức

Bằng một cách dè dặt, nhưng có lẽ còn mạnh bạo hơn bất cứ sức mạnh vật chất tự nhiên nào chính là sức mạnh hành động dựa vào ý thức, là phương tiện mà nhờ đó tâm trí và có lẽ thậm chí là cả linh hồn của nhân loại có thể bị đồng hoá bằng sức mạnh tự nhiên. Tuy nhiên trong một loạt bài viết này, chúng ta vẫn chưa được giới thiệu về những nguyên tắc mới mẻ và thú vị của Tổ chức Định lượng. Nhiều nguyên tắc đi ngược lại với những gì học được trong cuộc sống.

Chúng ta phải lấy can đảm để đi theo những thiên hướng của mình, để nghe được cả tiếng vọng nhỏ bé từ trong tâm tưởng, để tin tưởng rằng trực giác về những nguyên tắc này là đúng trong khi chúng ta vẫn tiếp tục trải nghiệm và thu thập dấu hiệu về chân lý của học thuyết chủ nghĩa này. Niềm tin là một nguyên tắc hành động. Chúng ta tin rằng nguyên tắc là chính xác, rằng chúng ta buộc phải hành động và nhiệt tình trong hoạt động kinh doanh.

Nói cách khác, thông qua suy nghĩ và hành động chúng ta có thể sáng tạo ra thế giới riêng. Khi bạn đọc bài viết này, tôi vẫn yêu cầu bạn phải lắng nghe tiếng vọng nhỏ bé đó, nghe trực giác của bạn để biết được liệu những nguyên tắc này có đúng hay không. Bạn sẽ biết được chân lý của những điều này khi bạn cảm thấy nhẹ nhõm trong tâm tưởng. Bạn sẽ bị đồng hóa với sức mạnh của tự nhiên và bằng sức mạnh đó bạn có thể biết được chân lý của tất cả mọi điều. Cuối cùng tôi muốn trích dẫn ra đây câu danh ngôn của Helen Keller với tư cách là một lời đề tặng đúng đắn cho từng cá nhân các bạn như là một động cơ đích thực cho sự thay đổi, “Cuộc sống hoặc là cuộc phiêu lưu táo bạo hoặc chẳng là gì cả”

TN. Staff Nguyễn Thuý Hằng TAMNHIN.COM