Tiềm kiếm

Monday, May 14, 2007

10 bí mật của óc sáng tạo

1) Cần có thời gian và không gian yên tĩnh
Mỗi một khả năng sáng tạo đều thường xuyên cần có không gian yên tĩnh. Bạn có thể lên kế hoạch hàng ngày hoặc vài ngày trong tuần . Việc này cần phải trở thành một thói quen thường xuyên của bạn.

2) Chu trình của óc sáng tạo
Đúng như các mùa trong năm và các chu trình chuẩn bị như trồng cây, chăm sóc, chờ đợi và thu hoạch thì chu trình của sự sáng tạo cũng vậy. Không phải lúc nào chúng ta cũng ở trong giai đoạn thu hoạch mà có lúc phải trải qua những gia đoạn giống như mùa đông im lìm trôi qua mà không có gì mới xảy ra vậy. Chúng ta phải hoàn thành chu trình này thì mới có thể đi vào giai đoạn trồng cây và đợi thu hoạch.

3) Biết chọn người cố vấn, bạn bè hay những người cùng thực hiện ước mơ một cách sáng suốt:
Đừng hi vọng người nào đấy cảm thấy hạnh phúc cho những ước mơ lớn hay thành công của bạn. Nếu bạn có một người để yêu quý, một hay hai người cảm thấy vui khi bạn thành công thì hãy cho rằng mình thật may mắn! Một số người có thể tạm ngưng hay làm hoãn kế hoạch cũng như ý tưởng của bạn ngay trước khi bạn tiến hành chúng, do đó hãy lựa chọn bạn làm việc thật cẩn thận. Hãy giữ lại những người có nhiều bạn bè nhưng khi cần làm việc sáng tạo hãy chọn những ai có trí óc, hướng dẫn họ phải chân thành và dứt khoát phải có tinh thần xây dựng.

4) Đam mê công việc:
Nhiều người cảm thấy có lỗi khi họ quá đam mê công việc. Điều này có nghĩa là có một số việc sẽ không được hoàn thành. Trong một nghiên cứu về phụ nữ và óc sáng tạo, nỗi lo ngại lớn nhất của họ là sẽ đánh mất hoặc làm suy yếu các mối quan hệ. Tuy nhiên con người vẫn cần phải kết giao với nhau. Điều này có nghĩa là trò chuyện với bạn bè, những người yêu quý hay trẻ con để bạn vẫn có thể nuôi dưỡng các mối quan hệ trong quá trình này.

5) Tạo ra những ranh giới rõ ràng:
“Tôi nói không với mọi thứ“ cũng có thể có nghĩa là “tôi nói có với những gì đem lại tôi cuộc sống“. Chúng ta cần những ranh giới rõ ràng để có thời gian và năng lượng cho sự sáng tạo.

6) Làm việc với tất cả năng lực của mình:
Nếu như bạn có ý định dùng 80 % nỗ lực của mình để biến điểm yếu thành điểm mạnh thì bạn có thể nâng tỉ lệ đó thêm 20% nữa. Nhưng nếu như bạn có ý định dùng 80 % nỗ lực của mình để cải thiện một phạm vi mạnh nào đó thì bạn có thể tăng sức mạnh của mình lên từ 100 đến 400 % nữa.

7) Sự lo ngại là bạn đồng hành của tính sáng tạo:
Hãy làm bạn với sự lo ngại. Trừ khi bạn chịu được rủi ro cao và mạo hiểm trong việc tìm kiếm cái tôi cá nhân , bạn chắc chắn sẽ phải trải qua sự lo ngại khi bạn dấn thân vào một lĩnh vực xa lạ. Sẽ rất tốt để tạm dừng, xem xét vấn đề và làm chậm lại. Tuy nhiên đừng để sự lo ngại này dừng bạn lại! Hãy đối diện nỗi sợ hãi và tiếp tục. Cách duy nhất để làm giảm sự lo ngại là tiến hành làm những việc mà chúng ta lo ngại nhất. Chúng ta luôn ở trong trạng thái bị khuấy động cảm xúc cao hơn bình thường khi chúng ta thử một cái gì mới. Hãy trông mong lỗi lo sợ, đánh giá chúng như là một sự thúc đẩy để tiến lên.

8) Chấm dứt việc phê phán bản thân:
Chúng ta có thể làm cho bản thân bị thất bại trước khi chúng ta bắt đầu làm bởi những suy nghĩ liên miên mà chúng ta phải đối diện. Khi bạn thử một vấn đề gì mới, hãy luôn giữ thái độ tích cực với hoạt động của mình. Dĩ nhiên bạn có thể nâng cấp và cải thiện nó nhưng bạn không thể làm cho bả n thân mình sai để làm cho những thứ khác tốt hơn.

9) Hãy vượt qua chủ nghĩa cầu toàn:
Khi bạn phải làm một điều gì một cách hoàn hảo, bạn hiếm khi thử những gì mới hơn bởi vì bạn không thể làm chúng hoàn hảo ngay từ vài lần đầu. Dĩ nhiên là hãy làm mọi việc một cách hiệu quả nhưng đừng quá cầu toàn cho đến khi nó thật sự hoàn hảo. Đến lúc nó trở nên hoàn hảo thì điều hầu như chắc chắn là nó đã lỗi thời.

10) Hãy vui chơi, hài hước và ở trong tinh thần sảng khoái:
Sáng tạo bao gồm cả sự vui chơi, hài hước và tinh thần sảng khoái. Khi bạn mất hết khái niệm về thời gian và có năng lượng vô hạn hãy làm những gì mà mình thích, bạn sẽ thấy rằng mình đã đạt được khả năng sáng tạo cao nhất.

Trương Thu Hà


đang :

được viết bởi: 30 - 06 - 2005 lúc 00:14 IP Logged


Nghệ thuật của óc sáng tạo

Có bao giờ điều này xảy ra với bạn chưa? Bạn ra ngoài chạy bộ, đầu óc hoàn toàn thoải mái không lo nghĩ gì cả. Bỗng nhiên giải pháp cho vấn đề mà bạn suy nghĩ hàng tuần nay xuất hiện trong đầu bạn. Bạn tự hỏi tại sao trước nay mình không nghĩ ra ? Những lúc như thế này là bạn đã có sự tiếp xúc với tinh thần sáng tạo, những điều khó nắm bắt của những ý tưởng lớn, thậm chí là vĩ đại. Tuy nhiên điều này còn hơn cả sự sáng suốt đặc biệt. Khi tinh thần sáng tạo được khuấy động nó sẽ cổ vũ cho một kiểu người mới, cả cuộc đời đầy những mong uớc được đổi mới, khám phá những phương thức mới để làm việc, biến giấc mơ thành sự thật. Những cảm hứng loé lên bất chợt là khoảng khắc cuối cùng của quá trình được đánh dấu bởi những giai đoạn đặc biệt - những bước cơ bản trong việc tháo gỡ những vấn đề mang tính sáng tạo. Đầu tiên là giai đoạn chuẩn bị, khi bạn tìm ra những thông tin thích hợp. Đó là khi bạn để tinh thần sáng tạo của mình được tự do phát triển. Kĩ xảo chủ yếu ở đây là hãy tiếp thu, lắng nghe một cách kĩ càng và công khai. Nói bao giờ cũng dễ dàng hơn là làm. Chúng ta hay quen với việc giải quyết vấn đề theo hướng trần tục. Các nhà tâm lí học gọi đó là hoạt động thường trực. Chúng ta chỉ nhìn thấy những phương pháp hiển nhiên có khi xem xét các vấn đề, phương pháp dễ chịu như khi chúng ta suy nghĩ về nó. Một rào cản nữa là sự khắc kỉ - đây là tiếng nói của lương tri nó hạn chế tinh thần sáng tạo trong những ranh giới mà chúng ta cho rằng có thể chấp nhận được. Đó là tiếng nói thì thầm với bạn “họ sẽ nghĩ rằng mình thật ngốc“ hoặc là “điều đó sẽ chẳng có tác dụng gì đâu“ nhưng chúng ta có thể học cách nhận ra tiếng nói của lương tri và có can đảm để giảm bớt những lời khuyên tiêu cực. Khi bạn đã suy đi nghĩ lại tất cả những gì có liên quan với nhau và đẩy những suy nghĩ lí trí của bạn tới giới hạn, bạn có thể làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng. Đây là giai đoạn ấp ủ, khi bạn phân loại tất cả những gì mà mình đã thu thập được. Đây cũng là giai đoạn mà hầu như mọi thứ xảy ra bên ngoài nhận thức tập trung của bạn - ở trong tiềm thức.

Các ý tưởng rất tự do trong việc kết hợp lại với các ý tưởng khác trong những mô hình mới lạ và những điều không thể dự đoán được. Đây cũng là kho chứa tất cả những gì mà bạn biết, kể cả những điều mà bạn không hề dễ dàng đưa vào nhận thức. Hơn nữa tiềm thức nói với chúng ta theo những cách hơn cả lời nói, bao gồm những cảm xúc phong phú và những cảm giác sâu sắc về các giác quan. Chúng ta hay sẵn sàng với sự sáng suốt của tiềm thức hơn khi chúng ta không nghĩ đến những gì cụ thể. Đó là lí do vì sao mà sự mơ mộng rất có ích trong việc tìm kiếm sự sáng tạo. Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể mơ mộng một chút và nghỉ ngơi rất hữu ích trong quá trình sáng tạo: tắm vòi hoa sen, một chuyến đi chơi dài bằng xe hay một cuộc đi bộ nhẹ nhàng. .. Ví dụ như ông Nolan Bushnell, người sáng lập của công ty Atari đã có cảm hứng cho những gì mà sau này trở thành những trò chơi video bán chạy nhất khi đang vẩn vơ nghịch cát trên bãi biển.

Cùng với sự may rủi, sự mải mê, việc mơ mộng sẽ dẫn đến sự sáng trí khi bỗng nhiên câu trả lời bất chợt đến với bạn như không từ nơi nào hết. Đây là giai đoạn phổ biến nhất - giai đoạn duy nhất có thể đạt được vinh quang hay sự chú ý, lúc mà mọi nguời lo lắng và mong chờ cảm giác “tôi đã thành công!” nhưng suy nghĩ không không phải là một hành động sáng tạo. Giai đoạn cuối cùng là sự biến thành, bạn biến những suy nghĩ sáng suốt của mình thành hành động khiến nó có ích cho cả bạn và mọi người.

Óc sáng tạo bên trong

"Ngựa không còn được ưa thích nhưng ô tô chỉ là mốt nhất thời " - đó là những gì mà giám đốc của ngân hàng tiết kiệm Michigan khuyên luật sư của của Henry Ford không nên đầu tư vào công ty ôtô Ford. Cuộc sống của chúng ta có có thể đầy ắp những lúc sáng tạo, tất cả những gì chúng ta làm, miễn là linh hoạt và sẵn sàng với những tiềm năng mới, sẵn sàng đi xa hơn những việc thông thường. Sự biểu lộ sáng tạo hàng ngày thường được biểu hiện thông qua việc thử nghiệm một cách thức giải quyết mới đối với thế tiến thóai lưỡng nan quen thuộc. Tuy nhiên một nửa thế giới vẫn nghĩ rằng sáng tạo là một đặc tính bí ẩn, dù vậy mọi người đều có thể có những suy nghĩ sáng tạo.

Rất nhiều người cho rằng mình không sáng tạo bởi vì họ không có nhiều khán giả cho những gì đang làm. Trong thực tế chúng ta thuờng tập trung quá nhiều vào Big C (óc sáng tạo của các nhân vật quan trọng – những thành tựu rực rỡ của các thiên tài) và không chú ý đến những điều tinh ý và trí tưởng tượng mà mỗi người thể hiện trong cuộc sống của mình.
“Chúng ta đang trở nên quá kĩ tính trong cách suy nghĩ về óc sáng tạo“ Teresa Amabile – một nhà tâm lí của trường đại học Brandeis nhận xét “Chúng ta có xu hướng nghĩ đến sự sáng tạo như là của những người đặc biệt: các nghệ sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ … nhưng thật ra kể cả việc nấu bếp cũng là sự sáng tạo khi biến đổi một công thức nấu ăn.

Howard Gardner - nhà tâm lí học trường đại học Harvard cho rằng tất cả những gì đúng với những người tạo ra “Big C“ ảnh hưởng tới phần còn lại trong chúng ta. “Mỗi người có những khu vực nào đó mà ở đó họ có một sự chú ý đặc biệt“. Ông phát biểu “đó có thể là cách chúng ta giảng bài hoặc bán một thứ gì đó…

Tuy nhiên cũng có một số người nếu như chỉ giỏi một cái gì đấy thì chưa đủ. Họ cảm thấy cần phải có sự sáng tạo. Ông Gardner giải thích: “Do đó tất cả những gì họ làm là đặt ra những thách thức nhỏ cho mình, như là nấu một bữa ăn khác cách mà họ hiện thời đang làm. Điều này sẽ không ghi tên bạn vào từ điển bách khoa toàn thư, bạn cũng không thay đổi cách nấu ăn trong tương lai nhưng bạn đang tiến xa hơn những việc thường làm và những việc theo quy ước, điều này sẽ đem lại cho bạn sự thích thú tương tự như những gì các nhà sáng tạo có khi họ sáng tạo. Bạn càng khám phá ra khả năng sáng tạo của mình càng nhiều thì bạn càng thấy tự tin và càng có nhiều khả năng bạn trở thành người sáng tạo trong tương lai. Điều này nhằm phát triển thói quen nên chú ý tới sự sáng tạo riêng của bạn.

Khả năng quan sát mọi thứ theo một cách mới rất quan trọng với quá trình sáng tạo và khả năng đó dựa vào sự sẵn sàng đặt ra câu hỏi với bất kì hoặc tất cả những sự thừa nhận nào. Điều này được nhân cách hoá bởi Paul Macready - một trong những nhà sáng tạo nhiều nhất của Mĩ .Thành tựu nổi bật của ông là chiếc máy bay Gossamer Condor - chiếc máy bay đầu tiên bay được một dặm vận hành bằng sức người. Ông nói “để thiết kế chiếc Condor ,tôi phi làm như là tôi chưa nhìn thấy máy bay bao giờ. Nếu bạn có quá nhiều kiến thức về những thứ không hoạt động trong quá khứ và bạn nghĩ chúng sẽ không hoạt động được thì khi đó bạn sẽ không thử để cố gắng làm mọi thứ. Chiếc Condor cần phi rất nhẹ và cách duy nhất mà tôi biết là tôi có phi tìm được trọng lượng tuyệt đối tối thiểu nếu khôngthỉnh thong nó sẽ bị vỡ tan. Nếu như sau lần bay thứ 25 nó mới vỡ thì điều đó đúng như ý muốn. Đó là cách mà chúng ta chế tạo ra nó .Bây giờ đó là một cách tồi để chế tạo một chiếc máy bay nhưng đó là một cách tốt cho loại xe cộ đặc biệt này. Vỡ không phi là thất bại mà nó là thành công.”

Trong vấn đề giải quyết khó khăn của óc sáng tạo mỗi sai lầm là một thử nghiệm để học hỏi những thông tin quý giá cho những gì sẽ làm gì tiếp theo. Một người thường quay trở lại những nỗ lực của mình bởi vì họ sợ gây ra sai lầm - điều có thể làm họ xấu hổ thậm chí bẽ mặt. Nhưng nếu bạn không dám thử và không gây ra sai lầm nào thì bạn không học tập được gì cả hoặc chỉ có một mình. Hãy tự mình thử làm những việc khác thưòng và có tính chất đổi mới. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người sáng tạo gây ra nhiều sai lầm hơn là những người ít tưởng tượng. Họ thường ít thành thạo hơn – họ chỉ có nhiều nỗ lực hơn hầu hết mọi người khác. Họ có nhiều ý tưởng hơn, bắt kịp nhiều khả năng hơn, vạch ra nhiều kế hoạch hơn. Họ sẽ có vài thành công và có cả những thất bại .
Khi óc sáng tạo phải làm những việc khó khăn, công việc sẽ diễn ra một cách êm hơn nếu như bạn tiến hành chúng một cách nhẹ nhàng. Sự hài hước sẽ thúc đẩy guồng quay của óc sáng tạo. Khi bạn hài hước bạn cảm thấy thoải mái hơn, rồi để cân nhắc mọi khả năng có thể. Tạo ra sự vui vẻ khiến bạn có thể đánh bật mọi sự kiểm duyệt trong thâm tâm cho rằng các ý tưởng của bạn là trò lố bịch.

Đó là lí do tại sao mà trong phương pháp vận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết công việc, nguyên tắc có hiệu quả là mọi thứ đều tiếp diễn và không ai được phép gạt bỏ bất kì ý tưởng nào và coi nó như là điều vô lí. Mọi người thoải mái đưa ra nhiều ý tưởng như là họ có thể nghĩ ra, dù ý tưởng đó có cuồng nhiệt đến như thế nào. Một trong những ý tưởng này có thể là hạt giống để tạo thành một giải pháp sáng suốt.

Các nhà nghiên cứu phát biểu rằng khi những nhóm người cùng tham gia giải quyết khó khăn thì những nhóm này dễ dàng cười đùa vui vẻ sáng tạo và hữu ích hơn là những người giống hệt nhưng lại quá nghiêm túc và lịch thiệp trong công việc. Hài hước rất có lợi vì bản thân tính khôi hài đã là một sự sáng tạo.

Khi óc sáng tạo trở nên nguồn cảm hứng hăng say nhất mọi người có thể tìm ra được những gì mà các vận động viên và nhà biểu diễn gọi là “những phút giây quan trọng“. Mọi thứ đều thành công. Những kĩ năng của bạn hoàn toàn phù hợp với những thử thách mà bạn đang đương đầu. Hình như mọi thứ đều hài hoà, thống nhất và thật dễ dàng.

Các nhà tâm lí học gọi đó là “sự tràn trề“ .Trong “sự tràn trề” mọi người đều ở trên đỉnh cao nhất của mình. Sự tràn trề này có thể xuất hiện trong bất kì phạm vi hoạt động nào. Điều kiện đòi hỏi duy nhất ở đây là các kĩ năng phải hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của những lúc mà không có sự hiện diện của tính tự giác. Nếu như bạn không đủ kĩ năng để vượt qua thử thách, bạn sẽ trải qua sự lo lắng còn nếu như các kĩ năng của bạn quá tốt thì bạn sẽ trải qua sự buồn tẻ.

Khi thách thức và các kĩ năng cân xứng nhau đó là lúc mà “sự tràn trề“ xuất hiện. Ngay lập tức sự chú ý hoàn toàn hướng về nhiệm vụ ở trong tay. Một dấu hiệu của sự thu hút hoàn toàn này là thời gian có vẻ trôi rất nhanh hoặc là rất chậm. Mọi người có vẻ hoà hợp với những gì họ đang làm và họ không hề nhớ tới bất kì trò giải trí nào khác.

Trạng thái “dòng chảy “ hay xảy ra trong thể thao đặc biệt là ở những vận động viên xuất sắc nhất. Trong bản tự thuật của mình, ngôi sao bóng rổ Bill Russell đã mô tả những lúc như vậy gần như là khả năng trực giác siêu nhiên. “Lúc đó cứ như là chúng tôi đang vận động chậm vậy, giữa những lúc nghỉ tôi có thể cảm nhận được trận đấu và cú đánh tiếp theo sẽ diễn ra như thế nào. Thậm chí ngay cả trước khi đội bạn cầm bóng về, tôi cảm thấy mình hăng hái đến nỗi tôi đã muốn hét to với các bạn trong đội “bóng sắp đến đây rồi đấy “.

Khi ở trong giai đoạn “sự tràn trề“ mọi người đều mất khả năng tự giác. ý tưởng của phái thiền về trạng thái vô thần cũng tương tự như vậy “một trạng thái mê mải hoàn toàn là tất cả những gì một người đang hành động“. Kenneth Kraft, một học giả Phật giáo của trường đại học Lehigh đã từng ở Nhật nhiều năm phát biểu “trong phái thiền khái niệm tâm trí cũng là một biểu tượng của ý thức về vũ trụ. Trong thực tế tâm trí của các cá nhânvà của vũ trụ cuối cùng sê được coi là một. Do đó bằng cách dốc sạch tâm trí cá nhân nhỏ bé và làm mất sự tự giác mãnh liệt chúng ta có thể có một đầu óc sáng tạo hơn. ”ý tưởng hoà hợp với hoạt động sắp được giao là điều cơ bản để tạo ra “sự tràn trề“ - là bản chất của phái thiền. Nó dạy rằng “một người nào đó có thể thực hiện công việc hoàn hảo đến nỗi người khác có thể lạc lối trong đó.“ Ông Kraft giải thích “ví dụ như một người viết chữ đẹp thành thạo làm việc theo phương pháp vô thần“.
Vô thần không phải là vô thức hay một số kiểu như sự mơ hồ .Trái lại nó là nhận thức rõ ràng rằng ở đó con người ta không bị quấy rầy bởi những tiếng nói làm sao lãng tinh thần trong thâm tâm. Ông Kraft nói “vô thần có nghĩa là đầu óc không có những suy nghĩ ngẫu nhiên kiểu như “kiểu viết chữ này nhìn có đẹp không?” “nét bút này nên đặt ở chỗ này hay chỗ kia?”

Trong tâm thức tất cả sự sáng tạo của chúng ta thể hiện chúng ta là ai lúc đó. Trong nghiên cứu của mình về những người tạo nên thế kỉ 20 bằng tài năng sáng taọ của mình, Howard Gardner đã chỉ ra rằng mặc dù mỗi người trong số họ đã đạt đến giới hạn trong lĩnh vực của mình, họ chia sẻ những gì sảng khoái như trẻ con trong việc tiến đến công việc của mình “Tôi nghĩ mọi người dù là những Big C – những cá nhân sáng tạo hay là một chút sáng tạo đều đưa ra không chỉ kiến thức và quyền lực của họ mà còn điều gì đó giống như là một đứa trẻ.

Sáng tạo trong công việc

Tuy nhiên việc các nhân viên nhận thức thông tin cũng quan trọng như chính bản thân thông tin đó vâỵ bởi vì trên thực tế đây cũng là một hoạt động sáng tạo. Những ý tuởng sáng tạo có thể dùng để củng cố sức mạnh của công ty bằng cách gia tăng các sáng kiến của nhân viên. Một trong những sự đổi mới như thế này là việc loại bỏ những hạn chế trong công việc, những điều làm hạn chế khả năng của nhân viên và làm họ như đang ở trong những chiếc hộp. Một ý tưởng khác là việc chia sẻ những thông tin tài chính với các nhân viên. Loại bỏ những bí mật truyền thống về hợp tác đoàn thể khiến các nhân viên có thể nhận thức được thực tế lớn hn của công việc và khuyến khích’ họ đưa ra những ý tuởng nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Bởi vì lời giải cho vấn đề sáng tạo đoì hỏi sự gắn liền tâm lí của cả một nguời, những nơi làm việc hiện đại nên trải qua những thay đổi quan trọng. Kết quả cố gắng của các công ty tiên phong trên thế giới, một loạt các ý tưởng quan trọng đã hiện lên có thể thay đổi tâm lí của nơi làm việc .
Nhỏ thì tốt hơn:

Kích thước có ảnh hưỏng tới tính sáng tạo ở nơi làm việc. Những gì lớn theo đúng bản chất tự nhiên của nó có vẻ như xuất hiện đối nhau tới hiệu quả sự biểu lộ ý tuởng của cá nhân. Những đơn vị tốt nhất cho công việc sáng tạo có vẻ như là ở một gia đình lớn nơi mọi người đều hiểu rõ nhau. Điều này gợi ý rằng các công ty kinh doanh lớn nên chia thành các đơn vị bán tự trị nhỏ hơn. Người tán thành ý kiến này là Jim Collins - một giảng viên ở truờng đại học thương mại Stanford “ khi xã hội của chúng ta phát triển từ những tổ chức nhỏ cho tới những tổ chức lớn hơn thì nó đã làm mất đi sự đổi mới. Dĩ nhiên có những nền kinh tế hoạt động theo quy mô lớn nhưng nó đã mất đi sự sáng tạo. Tính cộng đồng đã nuôi dưỡng sự tuân thủ.”

Nhất trí với nhau:

Một nhóm gắn bó chặt chẽ với nhau , lôi kéo sức mạnh và các kĩ năng riêng biệt của các thành viên trong nhóm có thể sẽ thông minh và hiệu quả hơn bất kì thành viên riêng lẻ nào trong nhóm. Nhà tâm lí học Robert Sternberg của đại học Yale gọi đó là “ IQ nhóm “ tức tổng số toàn bộ năng lực của từng thành viên trong nhóm. Khi một nhóm hoà hợp thì IQ nhóm sẽ là cao nhất. Điều này sẽ là phần thưởng xứng đáng cho nhà lãnh đạo nào biết tạo ra một nhóm làm việc ăn ý : một nhà lãnh đạo biết rõ những tác dụng của việc chia sẻ, tin tưởng và động viên. ý nghĩa của việc hợp tác là một bài học khó theo trong những nền văn hoá như của chúng ta nơi những anh hùng tiên phong đã được thần tượng hoá, lợi ích cá nhân bao giờ cũng đặt lên trên lợi ích của tập thể.

Đánh bại sự phủ định:

Ngoài cấu trúc của một công ty, những quan điểm ảnh huởng tới quá trình hoạt động của nó có thể nâng cao hay cản trở tính sáng tạo. Một trong các nguyên tắc cơ bản là xây dựng cảm giác tin tuởng và tôn trọng khiến mọi người có đủ tin tuởng để trình bày những ý tuởng mới mà không lo ngại về việc bị khiển trách bởi vì trên thưng trường những ý tuởng sáng tạo có giá trị tài chính. Tuy nhiên một quan điểm không nhạy cảm và sáng tạo có thể làm hỏng các cơ hội . Nếu ai đó phê bình những suy nghĩ sáng tạo của bạn, từ chối lắng nghe một cách suy nghĩ mới hoặc đơn giản là phê phán nó thì đó là kẻ giết chết sự sáng tạo đầu tiên. Sự chỉ trích và phủ nhận là những kẻ thù của óc sáng tạo.

Giá trị trực giác:
Khả năng đưa ra những quyết định trực giác là thành phần cơ bản của óc sáng tạo. Khả năng trực giác không nghi ngờ ảo tuởng của tiềm thức, bỏ qua sự điều khiển tự giác của đầu óc biết suy nghĩ. Nó thuờng bị phản đối ở nơi làm việc bởi vì nó không được cân nhắc, xác định rõ số lượng hay được chứng minh là đúng một cách hợp lí nhưng nó có sự tin tuởng bởi vì nó đuợc dựa trên khả năng của tiềm thức đối với việc tổ chức thông tin thành những ý tuởng mới bất ngờ.

Kinh doanh là một thương trường toàn cầu đòi hỏi những cách hiểu biết sáng tạo và đáp ứng những nhu cầu của các khách hàng. Những thương nhân biết cách lắng nghe khách hàng của mình hơn là chỉ nghiên cứu các số liệu và thống kê sẽ có một tương lai tươi sáng và những nguời có thể suy ra từ suy nghĩ trực giác của mình sẽ nổi lên như là những nhà lãnh đạo trời sinh trong môi trường làm việc mới.

AnitaRoddick nguời sáng lập và là chủ tịch của công ty BODY SHOP quốc tế đã đưa ra ý kiến “Tôi không muốn đo thành công của mình chỉ bằng riêng tiêu chuẩn so sánh tài chính, điều tôi muốn nói chính là việc chúng tôi đã đối xử tốt với nhân viên của mình như thế nào, đó là một điểm mấu chốt hoàn toàn khác biệt”

Trương Thu Hà
(sưu tầm & dịch)

No comments: